Với nhiếp ảnh gia Sasin Tipchai, trâu không phải chỉ biết cày

15/08/2020 02:15

Dưới đây là bộ ảnh về con trâu được nhiếp ảnh gia Sasin Tipchai chụp tại Thái Lan năm 2020. Những bức ảnh đã lột tả được chân thật hình ảnh con trâu cùng sự cần cù lao động của những người nông dân.

 

Nhiếp ảnh - Với nhiếp ảnh gia Sasin Tipchai, trâu không phải chỉ biết cày
Nhiếp ảnh - Với nhiếp ảnh gia Sasin Tipchai, trâu không phải chỉ biết cày (Hình 2).
Nhiếp ảnh - Với nhiếp ảnh gia Sasin Tipchai, trâu không phải chỉ biết cày (Hình 3).
Nhiếp ảnh - Với nhiếp ảnh gia Sasin Tipchai, trâu không phải chỉ biết cày (Hình 4).
Nhiếp ảnh - Với nhiếp ảnh gia Sasin Tipchai, trâu không phải chỉ biết cày (Hình 5).
Nhiếp ảnh - Với nhiếp ảnh gia Sasin Tipchai, trâu không phải chỉ biết cày (Hình 6).
Nhiếp ảnh - Với nhiếp ảnh gia Sasin Tipchai, trâu không phải chỉ biết cày (Hình 7).
Nhiếp ảnh - Với nhiếp ảnh gia Sasin Tipchai, trâu không phải chỉ biết cày (Hình 8).
Nhiếp ảnh - Với nhiếp ảnh gia Sasin Tipchai, trâu không phải chỉ biết cày (Hình 9).

 

Hình tượng con trâu trong lịch sử nghệ thuật tạo hình

Nhắc đến hình tượng con trâu trong nghệ thuật tạo hình, phần lớn mọi người đều nhanh chóng nhớ ngay đến bộ tranh Thập mục ngưu đồ, tức 10 bức tranh chăn trâu nổi tiếng trong Thiền tông, tương ứng với quá trình hành đạo của một người phát nguyện đạt Giác ngộ. Bộ tranh này cũng được xem là biểu hiện cô đọng nhất, trình bày tinh hoa của Phật giáo Đại thừa, được sáng tạo trong thời nhà Tống (960-1279) và ngay từ đầu đã được xem như những bức họa tiêu biểu, trình bày tinh hoa, cốt tủy của Thiền Trung Hoa.


Bức tranh chăn trâu nổi tiếng

Mặc dù có tài liệu cho rằng, có từ 4-6 bộ tranh chăn trâu khác nhau, nhưng nổi danh nhất và cũng bao hàm ý nghĩa nhất vẫn là bộ với 10 bức tranh của Thiền sư Khuếch Am Sư Viễn (1150), được lưu lại trong bản sao của họa sĩ người Nhật tên Châu Văn (1460). Một bộ khác với 6 bức tranh cũng thường được nhắc đến. Ban đầu, Thiền sư Thanh Cư chỉ vẽ có 5 bức nhưng sau, Thiền sư Tự Đắc (thế kỷ XII) vẽ thêm bức tranh thứ 6. Trong bộ này, con trâu dần dần trắng ra và cuối cùng thì trắng hoàn toàn, một biểu tượng cho chân tâm thanh tịnh, vô cấu. Riêng 10 bức tranh của Thiền sư Khuếch Am Sư Viễn được chú thích rất rõ và được nhiều người biết qua tập Thiền luận của Daisetz Teitaro Suzuki (bản dịch của Trúc Thiên và Tuệ Sĩ). Điển hình như ở bài tụng Cưỡi trâu về nhà (Kị ngưu quy gia) của Thiền sư Khuếch Am được Thích Thanh Từ dịch:

Cưỡi trâu thong thả trở về nhà

Tiếng sáo vi vu tiễn vãn hà

Một nhịp một ca vô hạn ý

Tri âm nào phải động môi à

Đối với người Việt Nam, theo Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng, hình tượng con trâu bằng đất nung đã được giới khảo cổ tìm thấy trong các di chỉ Tiên Hội, Đồng Đậu... có niên đại hơn 3.000 năm trước. Vật trang sức hình đầu trâu bằng đá quý, mài nhẵn bóng, đã tìm thấy ở di chỉ Đình Chàng - Hà Nội, cũng có tuổi trên dưới 3.000 năm. Trong 15 bộ lạc hợp thành nước Văn Lang của các vua Hùng có hẳn một bộ lạc mang tên Trâu. Giữa đêm trường Bắc thuộc, sách Giao châu ký (thế kỷ III) ghi lại hình ảnh trẻ mục đồng Việt Nam véo von thổi sáo trên lưng trâu trên đường thôn, ngõ xóm.

T.H

Bạn đang đọc bài viết "Với nhiếp ảnh gia Sasin Tipchai, trâu không phải chỉ biết cày" tại chuyên mục DU LỊCH. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 247hoặc gửi về địa chỉ email (thoibaovhnt@gmail.com).