Sưu tập tranh: Cuộc chơi "mua - bán" không hề dễ dàng với những người thiếu kiến thức

17/09/2020 01:56

Sưu tập tranh đang trở thành "mốt thời thượng" của nhiều người. Tuy nhiên, những nhà đầu tư/ sưu tập bị cuốn vào sự sôi động của thị trường mà thiếu định hướng, kiến thức về nghệ thuật sẽ dễ gặp phải rủi ro.

Mỹ thuật - Sưu tập tranh: Cuộc chơi 'mua - bán' không hề dễ dàng với những <a href=người thiếu kiến thức" src="/uploads/media/tran-minh-tuan/2020/09/16mua1.jpg" width="450" height="299" />

Quang cảnh phiên đấu giá bức tranh "Người bán gạo" của Nguyễn Phan Chánh vào tháng 5/2013 tại Hong Kong - Ảnh: Bloomberg

Những năm gần đây thị trường nghệ thuật ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động, tạo ra một cơn sốt chưa từng có. Minh chứng rõ nét nhất cho sự sôi động ấy là sự ra đời của các nhà đấu giá nghệ thuật trong nước, các triển lãm, phòng tranh, những tọa đàm nghệ thuật, giới thiệu sách, rồi sự xuất hiện của nhiều nhà sưu tầm, nhà buôn mới...

Từ những căn phòng ngập khói xì gà, đến những quán caffe vỉa hè, hay trên mạng xã hội..., đâu đâu người ta cũng nói chuyện về thú chơi xa xỉ này.

Trong nước, những nhà buôn "chạy đôn chạy đáo" để săn tìm tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho khách hàng của mình. Họ sục sạo mua tranh trong các gia đình họa sĩ quá cố, gia đình bạn thân của họa sĩ, các gia đình trí thức, tư sản cũ, thậm chí tại các cửa hàng đồ cũ... Rồi họ tổ chức những chuyến đi ra nước ngoài mua tranh về Việt Nam.

Các nhà đấu giá nổi tiếng thế giới như Sotheby's, Christie's, Drouot... cũng thường xuyên đưa vào chương trình của mình nhiều tác phẩm hội họa Việt Nam. Cá biệt có những cuộc đấu giá mà lô hàng của Việt Nam chiếm quá nửa, chủ yếu là tranh của các họa sĩ được đào tạo từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (được gọi chung là "tranh Đông Dương").

Người ta ước tính một cách khiêm tốn rằng có 80% tranh Đông Dương đấu giá thành công ở các sàn quốc tế là do người Việt mua.

Đây được cho là một xu hướng tất yếu, và có tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường hội họa Việt Nam. Thị trường nội địa đã thực sự bùng nổ. Theo đó, những nhà sưu tập có vai trò rất lớn trong việc sưu tầm, lưu giữ, bảo quản, phát huy giá trị những tác phẩm hội họa của các họa sĩ nước nhà. Đây là điều không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, khi trao đổi về vấn đề này, bà Loan de Fontbrune, một nhà sưu tập người Pháp gốc Việt đã cảnh báo: "Những nhà sưu tầm thật sự thì tốt nhưng bỏ tiền ra mua tranh với bất kỳ giá nào mà thiếu nghiên cứu và sự hiểu biết nghệ thuật, không có con mắt và trái tim mà chỉ với mục đích mua đi bán lại kiếm lời thì coi chừng tệ nạn tranh giả, tranh kém chất lượng. Họ nghĩ giá tranh sẽ tăng mãi..."

Mỹ thuật - Sưu tập tranh: Cuộc chơi 'mua - bán' không hề dễ dàng với những <a href=người thiếu kiến thức (Hình 2)." src="/uploads/media/tran-minh-tuan/2020/09/16mua2.jpg" width="450" height="374" />

Hình ảnh họa sĩ Tạ Tỵ bị kẻ xấu sử dụng để photoshop đứng bên những bức tranh giả với mục đích trục lợi - Ảnh: Nghệ thuật xưa

Còn dưới góc nhìn của mình, họa sĩ Trần Huy Oánh chia sẻ: "Có loại tranh chỉ sống khoảng 5 năm. Sau khi dân trí lên sẽ đánh giá khác. Có loại 10 năm, hoặc 20 năm,... Nhưng có loại tranh lúc nào cũng giá trị. Người mua tranh phải cực kỳ thông minh và am hiểu nghệ thuật. Bởi vì tác giả kém thì không thể có nhiều tranh hay. Tác giả khá thì không phải tất cả tranh đều tốt mà vẫn có những tranh xấu..."

Thế nhưng không phải ai sưu tầm nghệ thuật cũng am hiểu về nghệ thuật, đặc biệt là những người mới bắt đầu công việc này. Vậy thì nhiệm vụ của họ là phải có tiền. Còn việc định hướng, giới thiệu, chọn mua tác phẩm thuộc về đội ngũ tư vấn.

Nếu như ở nước ngoài, đội ngũ này là những người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, dành cả đời nghiên cứu và phán đoán thị trường nghệ thuật, thì ở Việt Nam do thị trường chỉ mới bắt đầu, các nhà tư vấn đang làm công việc của họ một cách kín đáo, chưa lộ diện.

Đây là một công việc dễ rơi vào nhận xét cảm tính, thiên vị, thiếu khách quan bởi tác động từ phần trăm lợi nhuận mà nhà tư vấn được hưởng sau mỗi giao dịch. Vì thế, nhà đầu tư có mua được tác phẩm tốt hay không sẽ lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và đạo đức của người tư vấn.

Thiết nghĩ, để tránh rủi ro, những người bắt đầu cuộc chơi cần có định hướng, dành nhiều thời gian để nghiên cứu, giao lưu và tích lũy kinh nghiệm thông qua các hoạt động giao dịch.

Theo Cuộc Sống An Toàn

Bạn đang đọc bài viết "Sưu tập tranh: Cuộc chơi "mua - bán" không hề dễ dàng với những người thiếu kiến thức" tại chuyên mục NHIẾP ẢNH. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 247hoặc gửi về địa chỉ email (thoibaovhnt@gmail.com).