Ông Trump dùng lại 'bí kíp' kinh doanh trong cuộc chiến bầu cử

19/11/2020 06:01

Việc Tổng thống Trump kéo dài cuộc chiến pháp lý là điển hình của chiến lược mà ông luôn áp dụng khi còn hoạt động kinh doanh.

khoi kien gian lan bau cu anh 1

Tổng thống Trump tới nay vẫn từ chối nhận thua và theo đuổi cuộc chiến pháp lý thách thức kết quả kiểm phiếu tại các tòa án khắp nước

Michael Cohen từng là luật sư thân tín của ông Trump. Ảnh: AP.

Trong vụ kiện gần 50 năm trước, Bộ Tư pháp Mỹ khi đó cáo buộc gia đình Trump từ chối cho người da đen thuê nhà. Thay vì thỏa hiệp, luật sự Cohn tư vấn cho gia đình Trump kiện ngược đòi bồi thường 100 triệu USD.

"Ông ấy (Tổng thống Trump) học được rằng cách phòng thủ tốt nhất chính là tấn công. Và ông ấy cũng học được cách tấn công hợp pháp. Tôi không nghĩ thành tích trước tòa của ông ấy có điều gì ấn tượng, nhưng việc thường xuyên khởi kiện cũng là một cách răn đe", một doanh nhân kinh doanh bất động sản New York cho biết.

Kiện không chừa một ai

Tại New York, nơi kiện tụng trong giới kinh doanh bất động sản thường xuyên đến mức được ví như một môn thể thao, ông Trump có "thành tích" nổi bật. Năm 2016, USA Today cho biết ông Trump và các thương vụ kinh doanh của mình liên quan tới ít nhất 3.500 vụ kiện trong vòng 30 năm.

Đối tượng bị ông Trump khởi kiện rất đa dạng, từ vợ cũ tới nhà thầu xây dựng, từ người làm công tại khách sạn của ông tới những nhà đầu tư Hong Kong (Trung Quốc) từng bảo lãnh cho ông khi bị quá hạn thị thực hồi giữa thập niên 1990. Ông Trump thậm chí kiện cả chính luật sư của mình.

"Giống như các vụ kiện trước đây, dù mục tiêu bây giờ không phải là để giảm một nửa hóa đơn phải trả, động cơ của ông Trump vẫn không đổi: thu lợi từ sự hỗn loạn", Barry Schreibman, một luật sư nghỉ hưu, cho biết.

Tổng thống Trump từng thừa nhận ông đam mê những cuộc chiến pháp lý. Tại một sự kiện vận động năm 2016, ông tuyên bố không ai hiểu biết về kiện tụng nhiều hơn bản thân mình. "Tôi giống như một tiến sĩ về kiện tụng".

Xu hướng hành động pháp lý của ông Trump trùng hợp với sự bùng nổ các vụ kiện tranh cử tại Mỹ trong 20 năm qua. Lorraine Minnite, một nhà khoa học chính trị từ Đại học Rutgers, dẫn chiếu tới vụ kiện giữa George W. Bush và Al Gore năm 2000.

"Đảng Cộng hòa đã thấm thía bài học từ cuộc bầu cử năm 2000. Đó là trong một cuộc bầu cử sít sao, nếu không hài lòng với kết quả, hãy chuyển tranh chấp bầu cử tới tòa án", giáo sư Minnite nói.

khoi kien gian lan bau cu anh 3

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.

Không nhiều chuyên gia pháp lý tin các vụ kiện gian lận bầu cử có thể giúp Tổng thống Trump lật ngược kết quả kiểm phiếu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp trước đây, cách làm này thực sự mang lại chiến thắng khi ông Trump tưởng chừng đã thất bại.

Tháng 11/2008, khủng hoảng tài chính đe dọa hoạt động kinh doanh tại tòa tháp 92 tầng ở Chicago của ông Trump. Tập đoàn Trump khi đó nợ ngân hàng Đức Deutsche Bank 640 triệu USD, và khoản nợ đã quá hạn.

Trong thế chân tường, ông Trump khởi kiện Deutsche Bank vì khoản vay mang tính "ăn thịt" khách hàng và buộc ngân hàng này chịu trách nhiệm vì khủng hoảng tài chính. Ông Trump đòi đền bù thiệt hại tới 3 tỷ USD.

Đương nhiên, ông Trump không chiến thắng vụ kiện. Mặc dù vậy, hai bên hòa giải, Deutsche Bank thậm chí tiếp tục gia hạn khoản thợ, và cuối cùng cho vị tỷ phú vay thêm tiền.

Không chịu thua, nhưng biết điểm dừng

Hiện nay, khi tìm cách đảo ngược kết quả kiểm phiếu, mục tiêu của Tổng thống Trump không phải là các ngân hàng hay doanh nghiệp đối thủ mà là tổng thư ký kiêm phụ trách cơ quan bầu cử Pennsylvania, Michigan và các bang chiến trường.

Nhiều vụ kiện do đội ngũ của ông Trump tiến hành đã bị bác bỏ. Ngay cả với các luật sư của ông Trump, viễn cảnh tổng thống đoạt lại chiến thắng từ tay ứng viên Dân chủ Joe Biden ngày càng mờ mịt.

Mặc dù vậy, có những mục tiêu ông Trump hy vọng đạt được từ các vụ kiện. Một trong số đó là bảo vệ thương hiệu cá nhân, vốn được xây dựng trên ý tưởng ông Trump là người chiến thắng cuối cùng.

"Tôi nghĩ ông ấy sẽ kéo dài tình trạng này, sau đó tuyên bố mình làm như vậy nhằm mục đích hàn gắn đất nước. Trong vài tuần, ông Trump sẽ thông báo thành lập mạng lưới truyền hình mới, hoặc chương trình dài tập mới, hoặc một kế hoạch ông ấy đang ấp ủ", một thương nhân bất động sản New York quen biết lâu năm với ông Trump nói.

Người này khẳng định ông Trump không bao giờ thừa nhận thất bại và sẽ luôn tuyên bố "cuộc bầu cử đã bị đánh cắp".

khoi kien gian lan bau cu anh 4

Cuộc biểu tình của người ủng hộ Tổng thống Trump. Ảnh: AP.

Trong khi đó, luật sư Cohen tin rằng Tổng thống Trump cần tiếp tục cuộc chiến pháp lý nhằm củng cố lực lượng cử tri trung thành. Điều này có lợi cho ông Trump nếu muốn duy trì ảnh hưởng với đảng Cộng hòa, hoặc quyên tiền cho ủy ban chính trị mới thành lập, hay phục vụ những mục đích khác.

"Donald Trump sẽ không bao giờ thừa nhận thua cuộc. Cáo buộc cuộc bầu cử bất hợp pháp là cốt lõi cho những mục đích khác lớn hơn, như trở thành một dạng tổng thống đối lập", ông Cohen nói.

Vị luật sư nhận định 71 triệu cử tri trung thành đã thôi thúc bản năng chiến đấu của ông Trump, và ông sẽ không khiến họ thất vọng. Nhưng ông Cohen cũng tin rằng Tổng thống Trump sẽ chấm dứt cuộc chiến pháp lý vào thời điểm ông tin là hợp lý.

"Donald Trump sẽ luôn làm theo cách của ông ấy. Ông ấy chiến đấu vì chiến thắng, nhưng sẽ luôn có khoảnh khắc ông Trump nhận ra đâu là điểm dừng", ông Cohen nhận định.

Zing từ Mỹ: Ông Trump vẫn tuyên bố không nhận thua Jesse Hardman của Zing cho biết ông Trump đăng tweet ám chỉ Biden rằng “ông ta thắng”, dù vậy vẫn chưa chính thức chấp nhận thua cuộc.

Bạn đang đọc bài viết "Ông Trump dùng lại 'bí kíp' kinh doanh trong cuộc chiến bầu cử" tại chuyên mục TIN TỨC. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 247hoặc gửi về địa chỉ email (thoibaovhnt@gmail.com).