7 nguyên nhân gây ngất xỉu thường gặp và cách đối phó

04/09/2020 14:48

Ngất xỉu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ ai. Thông thường, tình trạng này không gây ra vấn đề gì nhưng cũng có khi là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý nghiêm trọng.

Ngất xỉu là sự mất ý thức đột ngột do lưu lượng máu đến não bị thiếu. Xử trí ngất rất đơn giản nhưng điều quan trọng là cần chẩn đoán nguyên nhân của ngất xỉu.

Triệu chứng ngất xỉu

Trước khi ngất, bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều triệu chứng sau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngất: Cảm thấy tối sầm lại, mọi thứ như phim đen trắng; Choáng váng, chóng mặt, hoa mắt; Có cảm giác như đang rơi; Cảm thấy buồn ngủ hay đi đứng không vững, lảo đảo; Đau đầu…

Trong trường hợp ngất xỉu do kích thích dây thần kinh phế vị, người bệnh có thể bị chuột rút hoặc buồn đi tiêu ngay trước khi bất tỉnh.

Biểu hiện: Trong thực tế, khi não thiếu máu tạm thời, nó sẽ ngừng gửi tín hiệu đến các tế bào cơ. Các cơ bị mất điều khiển và cơ thể sụp đổ do trọng lực kéo xuống. Người bị ngất có thể có chút run rẩy, co giật, đôi khi giống như một cơn động kinh (mặc dù rất ngắn).

Sau khi ngất: Chính tư thế ngã ngất khiến cơ thể nằm ngang hay hạ thấp đầu và máu bắt đầu chảy ngược vào não giúp người ngất tỉnh lại. Một số triệu chứng phổ biến có thể xảy ra sau khi ngất xỉu: Toát mồ hôi, mạch đập nhanh, có thể tiêu tiểu không tự chủ...

Y tế - 7 nguyên nhân gây ngất xỉu thường gặp và cách đối phó

Bấm huyệt nhân trung để sơ cứu người ngất

Dưới đây là những nguyên nhân gây ngất xỉu thường gặp:

Y tế - 7 nguyên nhân gây ngất xỉu thường gặp và cách đối phó (Hình 2).

Các vấn đề huyết áp

Huyết áp thấp là tình trạng nguy hiểm có thể gây ngất xỉu. Một rối loạn nữa là hạ đường huyết. Bỏ bữa có thể gây giảm đường huyết và tụt huyết áp dẫn đến ngất xỉu.

Đứng lên đột ngột

Đứng lên quá đột ngột có thể khiến máu dồn xuống chân mà không tới não, do vậy khiến bạn cảm thấy muốn xỉu. Không nên đứng dậy khỏi giường hoặc chỗ ngồi một cách đột ngột mà hãy cho cơ thể một thời gian nhất định.

Stress

Cao huyết áp là “kẻ giết người” thầm lặng và là nguyên nhân khiến nhiều người bị các rối loạn sức khỏe. Bạn cần phải kiểm soát stress vì nó có thể dẫn tới nhiều rối loạn bao gồm ngất xỉu.

Xúc động

Khi gặp một tình huống gây ra những cảm xúc lẫn lộn trong cơ thể, bạn có thể cảm thấy đứng không vững. Trong tình huống xúc động như vậy, huyết áp sẽ tăng, bạn sẽ bắt đầu bị đổ mồ hôi và cảm thấy muốn  xỉu.

Đói

Có những lúc bạn có thể ngất xỉu khi đã quá lâu không ăn và điều này xảy ra vì thiếu “nhiên liệu” cho não hoạt động.

Nhịp tim không đều

Đây là loại phổ biến nhất của rối loạn nhịp tim, có thể khiến bạn cảm thấy không đứng vững. Bất thường này có thể xảy ra khi có sự gián đoạn lưu thông máu bình thường tới não. Sự gián đoạn này khiến bạn có nguy cơ bị cục máu đông và đột quỵ.

Dấu hiệu đầu tiên của mang thai

Cảm thấy ngất xỉu có thể là dấu hiệu sớm của mang thai. Nếu bạn đang mong điều này, hãy thử thai tại nhà hoặc làm xét nghiệm máu ở bệnh viện có uy tín.

Ngoài ra, ngất có thể xuất hiện do liên quan đến vấn đề ở tim hoặc mạch máu làm cho lưu lượng máu lên não bị ảnh hưởng, bao gồm rối loạn nhịp tim, cấu trúc tim có vấn đề làm cho dòng máu bị tắc nghẽn, thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh van tim, hẹp động mạch chủ, cục máu đông hay suy tim. Cần đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.

Một số vấn đề thần kinh như co giật, động kinh, đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) cũng có thể gây ra ngất xỉu. Đôi khi đau nửa đầu cũng gây ngất.

Khoảng 1/3 trường hợp ngất xỉu là không xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, khả năng bị ngất có thể tăng lên do tác dụng phụ từ một số thuốc điều trị.

Y tế - 7 nguyên nhân gây ngất xỉu thường gặp và cách đối phó (Hình 3).

Đặt người ngất nằm ngửa kê chân cao

Cách xử trí khi một người bị ngất xỉu

Nếu bạn thấy một người bị ngất xỉu, hãy giữ bình tĩnh. Kiểm tra để chắc chắn người đó còn thở, nếu không, hãy gọi cấp cứu và bắt đầu hô hấp nhân tạo hoặc tiến hành thủ thuật “Hồi sinh tim phổi” (CPR).

Để người bệnh nằm ngửa và nâng cao phần chân lên, nới lỏng cổ áo hay thắt lưng giúp lưu lượng máu quay trở lại não. Bấm vào huyệt nhân trung và huyệt dũng tuyền. Huyệt nhân trung nằm ngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Huyệt dũng tuyền nằm dưới lòng bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2. Cần bấm huyệt ngay sau khi người bệnh có biểu hiện ngất nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt. Thông thường, người bị ngất sẽ tỉnh lại nhanh chóng.

Hãy gọi ngay cấp cứu 115 nếu thấy người bị ngất: Không có dấu hiệu tỉnh lại sau 1-2 phút; Người ngất bị chấn thương nặng do té ngã; Lên cơn co giật.

Phòng ngừa

Nếu bạn bỗng dưng cảm thấy dấu hiệu tiền ngất xỉu nói trên như đỏ bừng mặt, nóng đột ngột hoặc buồn nôn hoặc toát mồ hôi lạnh... đừng đứng dậy. Nếu đang đứng hãy từ từ tìm chỗ nằm ngay xuống. Hãy nằm nghỉ, gác chân cao hơn đầu chờcác triệu chứng qua đi trong vài phút. Nếu không đỡ hoặc bạn bắt đầu thấy đau ngực hoặc khó thở, hãy gọi cấp cứu.

Để phòng ngừa ngất xỉu, hiểu biết về nguyên nhân gây ra ngất xỉu là một nửa chiến thắng. Nếu đã trải qua ngất xỉu, người bệnh có thể ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng ngất xỉu và có thể tránh nó bằng cách loại bỏ nguyên nhân. Bệnh nhân bị ngất nhiều lần nên đi khám bác sĩ và xác định nguyên nhân gây ngất (nếu có).

Tổng hợp

Bạn đang đọc bài viết "7 nguyên nhân gây ngất xỉu thường gặp và cách đối phó" tại chuyên mục BẠN ĐỌC. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 247hoặc gửi về địa chỉ email (thoibaovhnt@gmail.com).