Festival Mỹ thuật Trẻ có gì mới?

24/08/2020 20:24

Festival là dịp công bố những sáng tác mới của thế hệ nghệ sĩ trẻ Việt Nam.

Xã hội phát triển theo tiến trình của lịch sử. Quá trình ấy đều có sự biến đổi, hoàn thiện về cách thức vận động của tư duy con người, trong đó có ngôn ngữ giao tiếp giữa người với người và giữa người với văn hóa nghệ thuật. Trong thực tế, những vật thể ở trạng thái tự nhiên hay được chế tác, con người có thể biểu cảm thành hình tượng, trừu tượng hóa nhưng người ta vẫn hiểu được ý nghĩa của chúng là gì. Cũng như từ “gốc” được con người trừu tượng hóa từ một gốc cây cụ thể thành một từ so sánh của sự nảy sinh xuất phát điểm và được nhân bản và phát triển, mở rộng.

Trong các thuật ngữ văn hóa, khái niệm “gốc” được coi là một phạm trù rộng lớn của triết học, phản ánh nhiều mối quan hệ về thiên nhiên, xã hội và cả tư duy con người. Mối quan hệ ấy được biểu hiện qua các hiện tượng của tự nhiên như biến đổi khí hậu, thời tiết, sinh trưởng của sinh vật trong thế giới vật chất và tinh thần.

Những cụm từ “dân là gốc”, “lấy dân làm gốc”, gốc của các vấn đề, hoa trái đó từ gốc cây nào, tế bào gốc… suy nghĩ và hành động bắt đầu từ đâu mà có! Những khái niệm về điểm bắt đầu suy cho cùng là nguồn gốc, là chủ thể sáng tạo ban đầu, sản sinh ra sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, đó chính là gốc.

Trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến những vấn đề cụ thể trong khái niệm gốc ở góc độ nhân văn, nhân bản của giá trị văn hóa nghệ thuật do con người sáng tạo ra. Xét về mặt lô-gíc của điểm xuất phát cụ thể để làm rõ khái niệm bản gốc và không phải bản gốc là ở chỗ tìm ra chủ thể sáng tạo, sản sinh những giá trị nghệ thuật vật thể hoặc phi vật thể văn hóa đó tồn tại trong xã hội.

Tôi đưa ra một vài ví dụ: Thời xưa và cả thời nay, người viết thư pháp, họ biểu hiện nhiều bản có cùng chung một nội dung, cùng một nét chữ, cùng một loại chất liệu giấy mực và có cùng một chữ ký của tác giả, tất cả các bản đó đều là bản gốc vì đó là do một tác giả tạo ra.

Leonardo Da Vinci – Hai bản của tác phẩm “Đức mẹ Đồng trinh trong hang đá” (vẽ Đức mẹ Đồng trinh cùng Chúa Jesus, Thánh Jean Baptiste hài đồng và một thiên thần). Bản thứ nhất vẽ vào các năm 1483-1484/1485, khổ 197.3 x 120cm, sơn dầu trên gỗ (đã chuyển sang toan), hiện trưng bày tại Bảo tàng Louvre ở Paris. Bản thứ hai vẽ vào các năm 1495-1499 và 1506-1508, khổ 189.3 x 120cm, sơn dầu trên gỗ cây dương, hiện trưng bày tại National Gallery ở London. Về bản thứ hai, có hai ý kiến của các nhà chuyên môn: Một ý kiến cho rằng chủ yếu do Ambrogio de Predis (sinh khoảng 1455-mất 1508) thực hiện, một ý kiến cho rằng chủ yếu do Leonardo da Vinci thực hiện, nhưng chắc chắn có sự tham gia của Ambrogio de Predis.

Người làm khảo cổ học, sau khi khai quật được một số hiện vật như đồ gốm sứ, bát đĩa ở thời Hán, thời Lý hay Trần… những hiện vật đó có hoa văn họa tiết, chất liệu gốm sứ giống nhau, cùng một niên đại chế tác và từ cùng một địa chỉ khai quật, tất cả hiện vật đó là bản gốc, bản thật, sau khi có giám định của các nhà khoa học, không ai có thể chọn ra một cá thể nào đó để nói rằng đây mới chính là bản gốc. Cũng như một chùm quả nảy sinh từ một gốc cây, tất cả các quả từ cây ấy đều là gốc vì nó có đủ tố chất hình dáng do chính cây ấy tạo ra, không ai chọn ra một quả để nói quả này mới là gốc.

Trong thời kỳ kháng Pháp, đánh Mỹ ở ngoài chiến trường không có tiện nghi máy móc in ấn tranh, nhiều họa sĩ phải vẽ tranh cổ động bằng tay, với chủ đề đã được định trước để đưa đến cơ sở nhân bản, tuyên truyền, các bản tranh đó có cùng nội dung giống nhau, cách bố cục, hình họa, đường nét, màu sắc giống nhau và chính tác giả vẽ ra nhiều bản, dưới tranh có chữ ký của tác giả, tất cả những bản ấy đều được gọi là bản gốc. Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ phải tự tay viết ra bài thơ, bản nhạc gửi cho các báo đài, để tuyên truyền, những bản viết tay đó với nhiều bản, có chữ ký của tác giả, đó đều là những bản gốc.

“Festival là dịp công bố những sáng tác mới của thế hệ nghệ sĩ trẻ Việt Nam, thông qua các tác phẩm Festival chúng ta thấy được phần nào cách nhìn riêng về đời sống đương đại, xu thế phát triển và quan điểm sáng tác của các nghệ sĩ trẻ. Các tác phẩm cũng phản ánh trung thực về diện mạo sáng tác, số lượng tác phẩm có ngôn ngữ biểu hiện nghệ thuật với các loại hình sắp đặt, trình diễn, video art trong năm nay là khá khiêm tốn, chỉ có 2 tác phẩm sắp đặt và 1 tác phẩm video art được trưng bày.”

Cách đây mười ba năm, 2007, Festival Mỹ thuật Trẻ do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VH-TT-DL) lần đầu được tổ chức tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hà Nội, với sự có mặt của 54 tác giả. Sự kiện đó đã được đánh giá là “có dáng dấp của một sự kiện nghệ thuật đương đại” trong thời điểm bấy giờ. Tiếp nối sau đó 4 năm, kỳ Festival Mỹ thuật Trẻ lần thứ 2 (2011) có 137 tác giả trên cả nước với các tác phẩm được chọn trưng bày triển lãm thuộc các loại hình hội họa, đồ họa, điêu khắc, sắp đặt, trình diễn, video art cũng được giới chuyên môn đánh giá cao “ là một sân chơi thực thụ cho các nghệ sĩ trẻ được thể hiện cái tôi, cái tự do của mình”.

Mỹ thuật - Festival Mỹ thuật Trẻ có gì mới?

NGUYỄN VĂN ĐỦ – Lò mổ #21. 2019. Máu bò, muối, phèn chua, Daler-Rowney perfix colorless fixative, keo Golden, varnish Golden, trên giấy dán trên linen. 140x187cm. Giải Nhất

Mỹ thuật - Festival Mỹ thuật Trẻ có gì mới? (Hình 2).

VÕ THÀNH THÂN – Giấy tiền vàng bạc. 2020. Sơn dầu. 120x90cm (x5 tấm). Giải Nhất, Giải thưởng của Bảo tàng Mỹ thuật Đương đại FLAMINGO

Năm 2014 và 2017 là hai kỳ Festival Mỹ thuật Trẻ có không nhiều tác giả dưới 35 tuổi đã khẳng định được phong cách cá nhân tại các trung tâm mỹ thuật lớn tham gia, và có rất ít tác phẩm mang tính chất, tinh thần và ngôn ngữ của Nghệ thuật Đương đại (Contemporary Art), như nghệ thuật trình diễn không có mặt. Hội họa và điêu khắc, các loại hình “truyền thống” đều chiếm đa số.

Năm nay, Festival Mỹ thuật Trẻ 2020 đã được tổ chức sau 6 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 365 tác phẩm của 197 tác giả ở 36 tỉnh, thành phố gửi đến tham dự. Trong đó, có 281 tác phẩm hội họa, 42 tác phẩm đồ họa, 38 điêu khắc, 3 tác phẩm sắp đặt và 1 tác phẩm video art . Ban tổ chức đã giới thiệu 91 tác phẩm của 74 tác giả để trưng bày. Theo đánh giá của hội đồng nghệ thuật, đây là kỳ festival có quá ít các tác phẩm nghệ thuật đương đại tham dự.

Giống như hai kỳ festival trước, festival năm nay không có bất cứ một tác phẩm trình diễn nào. Và cũng không có nhiều những tác phẩm “thách thức” như trình diễn, sắp đặt hay video art. Có thể là do hội đồng nghệ thuật năm nay không có những gương mặt tiêu biểu của những loại hình đó làm giám khảo hay không?

Có một điểm đáng lưu ý, nếu kỳ Festival 2017đã không chọn ra được giải nhất thì năm nay ban tổ chức đã chọn ra được 2 giải nhất (và 4 giải nhì, 6 giải ba, 9 giải khuyến khích).

Mỹ thuật - Festival Mỹ thuật Trẻ có gì mới? (Hình 3).

NGUYỄN THỊ CẨM LY – Thành phố trên cao. 2019 Sơn dầu. 150x90cm Giải Nhì

Mỹ thuật - Festival Mỹ thuật Trẻ có gì mới? (Hình 4).

NGUYỄN THỊ HỒNG KHANH – Hộp gắp thú. 2020 Lụa. 160x66cm. Giải Nhì, Giải thưởng của Bảo tàng Mỹ thuật Đương đại FLAMINGO

Mỹ thuật - Festival Mỹ thuật Trẻ có gì mới? (Hình 5).

CAO THỊ THÙY NHUNG – Hạnh phúc. 2019. Sơn mài. 120x205cm. Giải Nhì

Mỹ thuật - Festival Mỹ thuật Trẻ có gì mới? (Hình 6).

TÔN NỮ BÍCH TRÂM – Im lìm. 2019. Lụa. 76x153cm. Giải Nhì

Hội đồng nghệ thuật Festival 2020 do Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Lương Xuân Đoàn, làm chủ tịch, nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng là phó chủ tịch. Một điểm khác so với kỳ trước, năm nay hội đồng nghệ thuật có thêm sự góp mặt của Quỹ Art in the Forest của Tập đoàn Flamingo Đại Lải, đại diện là ông Vũ Hồng Nguyên.

Hai giải nhất (mỗi giải 20 triệu đồng) được trao cho 2 tác giả Nguyễn Văn Đủ (tác phẩm Lò mổ) và Vũ Thành Thân (tác phẩm Giấy tiền vàng bạc) đều là tác phẩm hội họa. Cả hai tác giả đều cận tuổi 35 và đã có sự thành công nhất định trong thị trường nghệ thuật, có thể vì vậy họ không khó để tạo được ấn tượng và dễ ghi điểm với ban giám khảo.
Không nhiều ấn tượng trước festival kỳ này. Các tác phẩm đều là tiếng nói, suy nghiệm về cuộc sống, xã hội và được thể hiện căn bản bằng cách thức hàn lâm.

Một vài cá tính đáng chú ý có thể thấy trong tác phẩm của Vàng Hải Hưng (For sale, hội họa), Lê Quang Đĩnh (Kết nối, hội họa), Vũ Mười (Hoa nở trên cát, hội họa), Phạm Quốc Huy (Rubik, điêu khắc)…

Mỹ thuật - Festival Mỹ thuật Trẻ có gì mới? (Hình 7).

LÊ ĐỨC PHÚ QUANG – Cư dân đô thị. 2019. Sơn dầu. 150x316cm (3 tấm). Giải Ba

Mỹ thuật - Festival Mỹ thuật Trẻ có gì mới? (Hình 8).

LÊ THANH TÙNG – Giao mùa 3. 2018. Sơn dầu. 100x100cm Giải Ba

Mỹ thuật - Festival Mỹ thuật Trẻ có gì mới? (Hình 9).

NGUYỄN ĐÌNH VĂN – Bản thể. 2019. Sơn mài. 70x120cm (3 tấm). Giải Ba

Qua các tác phẩm hội họa như “Quà tặng cuộc sống” của Nguyễn Đỗ Long, “Thu hoạch lúa” của Nguyễn Vũ Lâm, “Bốn mùa huơng sắc” của Võ Quang Phát… người xem có thể thấy trình độ kỹ thuật ngày càng cao của các nghệ sĩ trẻ.
Theo một số nhận xét của ban giám khảo cũng như ý kiến của người xem: Qua kỳ Festival Mỹ thuật Trẻ năm nay dường như chúng ta vẫn phải mong chờ một sự bứt phá mới như đã từng thấy ở các kỳ Festival Mỹ thuật Trẻ 2007 và 2011 của thế hệ “vàng son” 7x và đầu 8x – một sân chơi đúng nghĩa của những nghệ sĩ trẻ dám thể hiện, dám khẳng định mình, dám làm Nghệ thuật Đương đại.

Thực ra “festival” (nghệ thuật) là một khái niệm bao gồm một chuỗi các sự kiện, hoạt động như triển lãm, gặp gỡ, hội thảo, tọa đàm… Nhưng cũng như các kỳ Festival Mỹ thuật Trẻ trước, Festival kỳ này thực chất vẫn chỉ là một triển lãm đơn thuần. Bởi vậy, có lý do để người xem chờ đợi các kỳ Festival Mỹ thuật Trẻ về sau sẽ đúng nghĩa là một festival.

Theo Tạp chí mỹ thuật

Bạn đang đọc bài viết "Festival Mỹ thuật Trẻ có gì mới?" tại chuyên mục VĂN. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 247hoặc gửi về địa chỉ email (thoibaovhnt@gmail.com).