Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản

09/09/2020 02:28

(VHNT) - Không tòa nhà chọc trời, không công trình hiện đại, đồ sộ, Kyoto là thành phố đẹp, đầy cổ kính. Nơi đây lưu giữ nhiều ký ức của cổ xưa của Nhật Bản với những di tích lịch sử, văn hóa cùng nhịp sống chậm rãi, yên bình và hòa hiếu.

Kyoto là kinh đô của Nhật Bản suốt hơn 1000 năm từ năm 794. Cho đến năm 1869 khi thủ đô của Nhật được chuyển về Tokyo thì Kyoto vẫn được xem là vùng đất trung tâm chính trị, văn hoá, tôn giáo. Kyoto có vai trò vô cùng quan trọng là kinh đô trong suốt 1000 năm của Nhật, hiện nay vẫn còn lưu lại nhiều đền chùa cổ kính được xây dựng vào thời gian đó, ngoài ra còn lưu giữ văn hoá lâu đời như Maiko, Geigi, không chỉ người nước ngoài mà cả người Nhật cũng bị thu hút.

Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản

Rừng tre Sagano có diện tích 16km2 nằm ở phía Tây Bắc tại Kyoto, Nhật Bản. Nó là một trong những môi trường tự nhiên đẹp nhất ở Nhật Bản, Sagano không chỉ thu hút du khách vì vẻ đẹp tự nhiên của nó mà còn vì âm thanh của gió thổi qua khu rừng tre dày

Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản (Hình 2).

Khu vườn đá khô của Đền Ryoanji một ẩn số. Không thể biết ai là người thiết kế nó, cũng không thể hiểu ý nghĩa của 15 tảng đá rải rác trên các khu vườn lát bằng đá cuội

Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản (Hình 3).

Nằm dưới chân những ngọn đồi về phía Đông cố đô Kyoto, Ginkaku-ji được xây dựng vào năm 1840, là 1 trong 2 công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của thành phố này

Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản (Hình 4).

Chùa Vàng (Kinkaku-Ji) được dựng nên từ thế kỷ thứ XIV, đúng như tên gọi, ngoại trừ tầng trệt, toàn bộ ngôi chùa này được dát vàng và được UNESCO công nhận là di sảnthế giới năm 1950

Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản (Hình 5).
Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản (Hình 6).

Không những là khu geisha duy nhất còn lại ở Nhật, Gion còn là bộ sưu tập những con phố với những ngôi nhà gỗ cũ kỷ, những quán trà đạo và nhà hàng độc quyền đã trở nên nổi tiếng

Kyoto - viên ngọc của Nhật Bản

Kyoto cổ kính, rêu phong, thấp thoáng bóng dáng những cô gái diện kimono sặc sỡ hay trầm lắng trong những ly trà truyền thống, ắt hẳn từ lâu đã khiến bao du khách mơ ước một lần đặt chân tới. Cố đô nghìn năm tuổi của xứ sở phù tang còn ẩn chứa nhiều điều thú vị chờ bạn tự mình khám phá.

Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản (Hình 7).

Thành phố Kyoto được mệnh danh là “soul of Japan”. Với chiều dài lịch sử là thủ đô nước Nhật hơn 1000 năm, Kyoto có rất nhiều các đền chùa, miếu mạo, di tích đẹp mà không nơi nào nước Nhật có được. Kyoto, chữ Hán nghĩa là Kinh Đô, là thủ đô nước Nhật lâu gấp ba lần thủ đô Đông Kinh Tokyo hiện nay

Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản (Hình 8).

Ở Kyoto có sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Cùng ngắm nhìn điều này qua kiến trúc của khu phố cổ Gion

Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản (Hình 9).

Kyoto được ví như cái nôi văn hoá của Nhật Bản, lưu giữ những nét truyền thống, các giá trị tinh hoa được chắt lọc qua ngàn năm, là nơi mà thiên nhiên, nghệ thuật và kiến trúc hoà quyện vào nhau

Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản (Hình 10).

Những cây cổng đỏ rực rỡ trải dọc con đường dài 4 km dẫn lên đền Fushimi Inari Taisha thờ thần Inari. Inari được coi là vị thần bảo trợ kinh doanh, nên mỗi cổng đều do một doanh nghiệp cúng dường

Kyoto về đêm

Cuộc sống về đêm ẩn sâu trong những con ngõ từ lâu đã trở thành điểm nhấn của Nhật Bản. Màn đêm buông xuống, những chiếc đèn lồng được thắp sáng khiến cho Kyoto trở nên đặc biệt cổ kính, sâu lắng về đêm.

Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản (Hình 11).

Tận hưởng sự thanh bình, với những ngôi nhà cổ kính ở Kyoto

Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản (Hình 12).

Màn đêm buông xuống Kyoto trở nên tĩnh mịch, êm đêm và nên thơ

Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản (Hình 13).

Đường phố yên bình khi đêm xuống

Nhiếp ảnh - Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản (Hình 14).

Ánh sáng lấp lánh tạo cho Kyoto sự lung linh, huyền ảo

Ngọc Bích (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết "Kyoto - Viên ngọc của Nhật Bản" tại chuyên mục NÔNG NGHIỆP. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 247hoặc gửi về địa chỉ email (thoibaovhnt@gmail.com).