Kỳ nữ họ Tống (Kỳ 2)

13/08/2020 21:36

Chuyện kể về cuộc đời Tống Thị, một người đàn bà có thật trong lịch sử Việt Nam từ những thập niên đầu thế kỷ XVII.

Kỳ 2- CHƯƠNG II: THẦY ĐỘI HẦU MỚI

Hôm sau, tôi bắt tay vào công việc. Tôi đi theo thầy đội hầu Thắng Bố để kiểm kê tài sản, bao gồm những vựa thóc, những vật dụng khác. Nói cho đúng, tài sản này chỉ là vật nổi, mắt người nhìn thấy. Còn những vật chìm khác mà một quan trấn thủ, lại là thế tử chuẩn bị để về giữ ngôi chúa thật sự đã là chúa xứ Quảng Nam mà người ngoài quốc vẫn gọi là nước Quảng Nam – rất giàu có với vàng nổi trên mặt đất, với lâm thổ sản dồi dào. Làm sao biết hết được. Chỉ riêng một thứ ngà voi cồng kềnh đắt giá của dân thượng cống hiến bày ra đấy ngổn ngang như đống xương vô định cũng đủ là một gia tài lớn rồi.

Văn  - Kỳ nữ họ Tống (Kỳ 2)

Minh họa (Họa sỹ Lê Huy Quang).

Thầy đội hầu xem ra lanh lợi, linh hoạt, ăn nói khôn ngoan và cặp mắt sắc sảo gây cho tồi nhiều suy nghĩ. Đối với tôi, cõ lẽ thầy không có thiện cảm, nếu không nói là bất bình. Tuy vậy thầy vẫn tự kiềm chế làm ra vẻ tự nhiên của còn người tự trọng khi vào chào chị Tống lần cuối, tôi thấy hừng hực một cái nhìn khó hiểu.

Chị Tống đáp lại cái chào ấy bằng một nụ cười dịu dàng rồi liền quay đi để dạy người nhà đưa tặng thầy mấy món đồ vật làm kỷ niệm. Tôi chia tay thầy ở sân trước bằng một vẻ ân cần và có phần nào ân hận như thể mình chịu trách nhiệm trong việc thầy phải ra đi vội vã. Thầy không nói gì chỉ nhìn thanh kiếm tôi mang bên mình và nói:

- Thanh kiếm của anh trông cũng đẹp mà. Anh dùng đã lâu chưa?

- Được vài năm, thầy ạ. Đây chỉ là loại kiếm thường

- Tôi muốn coi được không?

- Được chứ! Thầy là bậc đàn anh mà.

Tôi rút kiếm. Thắng Bố cầm, chém vào không khí nghe đánh vút. Tôi biết ngay đây là tay kiếm đáng gờm. Y nhăn nhó cười nửa miệng:

- Kiếm này mà chặt được đầu giặc thì tên giặc ấy hẳn phải thiếu xương cổ.

Không bằng lòng câu nói hàm ý xỏ xiên ấy, tôi đáp:

- Nó không phải bảo kiếm, nhưng cũng là kiếm tốt chứ.

- Anh cho là thế à?

- Tôi đã dùng nó hữu hiệu trong nhiều lần chạm trán địch.

- Thế thì những địch thủ ấy đã dùng liếm của mấy lão thợ rèn trong các làng quê đấy.

- Thầy không nên nói như thế. Kiếm này là của thầy tôi truyền lại. Chặt được cả đầu những anh cứng cổ nhất.

Tôi quơ thanh kiếm qua một cây chuối, thân chuối bị tiện làm đôi, mủ chuối dây và nhỏ giọt trên mặt lưỡi kiếm. Mấy người đứng quanh đấy trầm trồ khen ngợi - Thắng Bố không thèm ngó ai, cười gằn:

- Chặt chuối thì mấy mụ đàn bà dùng dao lỡ mạnh tay phăng qua một cái là đứt. Cần gì phải dùng kiếm của bậc hảo hán. Mà mủi chuối dính đầy thế kia thì sao gọi là kiếm. Đố là một loại dao anh thợ rèn tinh nghịch đánh thành lưỡi kiếm để đeo cho oai chơi.

- Bộ kiếm của thầy là thần kiếm chắc?

- Tôi không biết nó có là thần là thánh không. nhưng nếu chạm lưỡi kiếm của anh, nó cũng biết cách làm cho quằn lưỡi.

Tôi không ngăn được sự tức giận:

- Anh giỏi thử tuốt ra xem.

Thắng Bố lại cười gằn:

- Tôi chỉ sợ anh phải đi rèn kiếm mới tốn tiền vô ích!

- Thì cứ tuốt ra xem cần gì nói vòng vo!

- Đây là ta chử thử lưỡi kiến cho biết thép tốt, xấu, chớ không phải đấu đá gì cả, phải không?

- Đồng ý!

Tôi hừ một tiếng, bước một bước thủ thủ thế và rút kiếm huơ trước mặt. Tôi rất vững tay, tự tin, nhìn thẳng địch thủ. Thắng Bố đặt tay lên chuôi kiếm, nhìn vào mắt tôi, đôi mắt như muốn nuốt tôi trong cái nhìn sâu thẳm rồi bất ngờ hô một tiếng để tôi sẵn sàng nghinh tiếp. Chỉ một cái lướt qua của ánh chớp, tôi nghe cả cườm tay bị nhức. Tôi không kịp thấy Thắng Bố thọc gươm vào vỏ lúc nào cũng như khi y rút gươm ra. Nhìn lại thanh kiếm của tôi thì thật nó đã quằn lưỡi, muốn đứt làm hai và cườm tay tôi còn tê tê, dù nội lực của tôi không phải tầm thường. Thắng Bố không tỏ vẻ gì là cố gắng, thân sắc tự nhiên, lạnh lùng hỏi tôi:

- Sao? Anh bạn có cho là tôi nói tướng không?

Tôi chứ biết trả lời thế nào thì cũng vừa lúc có tiếng người la hét rồi Ba Lé xuất hiện giữa hai chúng tôi. Ba Lé hổn hển la lên:

- Bà lớn dạy phải ngừng tay ngay. Hai thầy không được đấu kiếm. Dừng ngay, chết mất mạng chớ có phải chơi đâu.

Tôi ngượng cười, cố gắng nói một lời nào đó

- Không, chúng tôi chỉ xem kiếm có sắc không thôi.

Thắng Bố phá ra cười:

- Bà không bảo dừng thì cũng phải dừng thôi. Kiếm của thầy đội đẫ thành thanh sắt vô dụng rồi.

Tôi biết Thắng Bố muốn hạ nhục tôi trước đám giai nhân và thực sự, tôi đã bị hạ nhục. Mặt tôi lúc ấy chắc là xám ngắt, mạch máu hai bên thái dương như phát ra những tiếng lộp bộp vì máu chảy xiết quá sau khi bị dồn ép mạnh. Tuy nhiên tôi cũng còn đủ sáng suốt để nhận ra một điều. Thắng Bố mới phát biểu: tôi đã vinh thăng suất đội, thầy đội hầu mới, để thay đội hầu cũ. Như thế phải chăng y ngầm bảo mọi người:

- Võ nghệ như thế, khí giới như thế mà cũng đòi thay thế chức đội hầu mà lại thay thế tay kiêm sừng sỏ nhất.

Tôi muốn quẳng thanh kiếm vô dụng. Nhưng không tiện vứt vào đâu thì mau thay. Ba Lé đã giật lấy rồi không biết muốn tôi thoát khỏi tình trạng ô nhục, ê chề hay để khôn khéo cứu vãn phần nào tình thân thiện giữa hai viên đội hầu cũ mới sắp chia tay nhau, anh ta thủ thế rồi quay kiếm một vòng.

Tuy anh chỉ đua, nhưng với lối múa kiếm ấy, anh không phải hạng tầm thường và qua đó cho thấy, anh có học phái võ nào đó không phải người Việt hay Hoa.

Thắng Bố vừa ra, tôi lui về thì bắt gặp một người lững thững đi tới. Người ấy lùn, vai to bè bè, bước đi chắc nịch mè nhẹ nhàng như bước đi của loài voi. Anh chùng ba mươi tuổi, da trắng mịn như da đàn bà xứ Đàng Ngoài. Anh cúi đầu thật thấp, gần như gấp người lại, với dáng tự tin, tự trọng để chào tôi, khiến tôi lúng túng. Rõ ràng không phải cái chào của người Việt. Vì khi chào cung kính đến thế, người Việt có vẻ khúm núm, xu mị. Tôi cũng lễ phép chắp tay vái chào lại.

Ba Lé bảo nhỏ:

- Ông Ê Mông, vệ sĩ của quan trấn thủ và là thầy dạy võ Nhật ở dinh Chiêm, (sau này, tôi biết ông là Hây gia Ê Mông, tức Bình Tả Vệ Môn ở Nhật bản dinh)

Chúng tôi cùng đi vài. Ông Ê Mông không nói gì. Tôi cũng không biết nói gì song chúng tôi có ngay với nhau thiện cảm ban đầu. Ba Lé liến thoắng:

- Thầy có biết không? Chuyện thử kiếm của thầy chưa chi đã từ hồi yêng hùng xuống hồi bi lụy rồi đó. Có người khóc vì lo cho thầy bị thương, thầy biết không?

- Thôi mà, để cho người ta yên.

Tôi vui vẻ đáp, xong thêm ngạc nhiên vì tiếng thầy – à ra Thắng Bố nói đúng. Tôi thực thụ đã là suất đội. Để nhập cuộc với Ba Lé, tôi muốn biết tại sao có nước mắt xen vào câu chuyện tức khí nhất thời này.

- Thầy có nhớ cô Túy Nguyệt con bà thông phán ở chính dinh mới ăn cơm bữa trưa qua với thầy không? Nghe nói thầy bị ông đội hầu cũ đánh cho gãy kiếm, thương tật trầm trọng, cô ấy đang ngồi têm trầu, vụt đứng lên, bỏ chạy ra nhà sau ngồi khóc. Khóc như mưa gió chứ không chỉ nhỏ đôi ba giọt lơ thơ đâu. Tội nghiệp, thầy nên đến mà an ủi người ta.

Tôi cười ngượng nghịu. Sao lại có chuyện lạ đó? Mà có lẽ có thật vì tôi thất xa xa, ó mấy ohi nhân đang túm tụm bàn chuyện và chỉ trỏ phía sau nhà.

Khi chúng tôi về tới nhà ngang, tôi cúi chào ông Ê Mông thì cũng vừa lúc chị Tống xuất hiện. Thấy tôi bình yên, chị đổi vẻ âu lo sang mừng rỡ. Chị thân mật cúi chào đáp lễ ông Ê Mông và lại gần chúng tôi:

-Ông Ê Mông à, đây là người con nuôi của cha tôi, hiện đang quyền chức suất đội – à, ra tôi chưa được thực thụ, rõ khôi hài - ở đây, thau cho thầy đội hầu cũ. Hai ông sẽ là bạn thân của nhau đấy.

Ông Ê Mông, ông giúp cho cậu em tôi học thuần thục môn võ nghệ nghe. Tôi sẽ không quên ơn ông đâu...

Ê Mông dạ một tiếng như hô lính và lại cúi đầu chào cung kính rồi rút lui./.

Tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Văn Xuân

(còn tiếp)

Xem thêm: Kỳ nữ họ Tống - Kỳ 1

Bạn đang đọc bài viết "Kỳ nữ họ Tống (Kỳ 2)" tại chuyên mục VĂN. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 247hoặc gửi về địa chỉ email (thoibaovhnt@gmail.com).