Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam

05/09/2020 16:19

Sở VHTT Thừa - Thiên Huế sẽ là đơn vị tiên phong cho việc quảng bá về áo dài ngũ thân.

Giáo sư Trần Văn Khê từng chia sẻ: "Chiếc áo dài là Quốc phục của Việt Nam. Hình ảnh chiếc áo dài cũng đã trở thành biểu tượng của Việt Nam trong lòng bạn bè các nước. Tôi thích mặc áo dài vì không chỉ đó là phần hình thức trong việc biểu diễn vì rất phù hợp với âm nhạc dân tộc mà còn là trang phục tỏ ra bạn đang tham dự một lễ hội quan trọng nào đó. Từ năm 1949, khi tôi mới rời Việt Nam sang Pháp, mỗi khi giới thiệu một chương trình âm nhạc truyền thống Việt Nam, với tư cách một diễn viên, tôi đều mặc áo dài, khăn đóng".

Xã hội  - Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam

 

Mới đây, hình ảnh đoàn cán bộ Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế chụp lưu niệm với áo dài truyền thống đã nhanh nhận được sự đồng tình của cộng đồng. Nhiều ý kiến cho rằng, cán bộ nam trong áo dài ngũ thân lịch lãm, trang nhã, rất phù hợp với văn hóa Huế.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Chúng tôi đã có những đề xuất với UBND tỉnh về việc tăng cường quảng bá áo dài, trong đó chú trọng đến áo dài ngũ thân truyền thống, trang phục nổi tiếng mà Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã sáng tạo và Vua Minh Mạng đã đưa nó trở thành “quốc phục”. Sở sẽ là đơn vị tiên phong cho việc quảng bá về áo dài ngũ thân, không chỉ có nữ mà còn cả cán bộ nam”.

Xã hội  - Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam (Hình 2).

 

Tiến đến ngày hội “Huế - kinh đô áo dài Việt Nam”, Sở văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế đang tích cực đẩy mạnh phong trào quảng bá và tạo cho mọi người hình ảnh quen thuộc với chiếc áo dài ngũ thân.

Xã hội  - Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam (Hình 3).

 

Xã hội  - Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam (Hình 4).

 

Xã hội  - Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam (Hình 5).

Giám đốc Phan Thanh Hải trong bộ áo dài ngũ thân truyền thống. Người đi đầu trong phong trào mặc áo dài trong các nghi lễ

“Xây dựng thương hiệu Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam không chỉ làm rõ vấn đề Huế là nguồn gốc của áo dài truyền thống, mà còn là nơi “tỏa sáng” của trang phục này. Phải xem đây là một chương trình lâu dài, có quyết tâm và chiến lược đúng, cách triển khai tốt và bền bỉ thì Huế sẽ thực hiện được đề án này. Nếu chúng ta chỉ thực hiện được các chương trình nghệ thuật, các hoạt động mang tính chất ngắn hạn thì khó mà phục hồi được thương hiệu áo dài truyền thống”, ông Hải nhấn mạnh.

Theo VOV

Bạn đang đọc bài viết "Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 247hoặc gửi về địa chỉ email (thoibaovhnt@gmail.com).