Ba bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ trong lịch sử Việt Nam

02/09/2020 15:06

(VHNT) - Trong suốt chiều dài 3.000 năm lịch sử, Việt Nam ta đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Ra đời vào những thời điểm trọng đại của lịch sử, một số áng thơ văn đã trở thành tuyên ngôn độc lập của dân tộc, thể hiện được hào khí bất diệt của người Việt.

Đối với một dân tộc phải chiến đấu với bao kẻ thủ, phải trải qua biết bao nhiêu trận chiến thì độc lập, tự do chính là điều đáng quý nhất. Con người Việt từ bao đời nay đã mang trong mình một tinh thần yêu nước nồng nàn, một ý chí chiến đấu mạnh mẽ để từ đó không sợ bất kỳ ai, bất kỳ người nào, bất kỳ thế lực gì có ý định cướp đi Tổ quốc thân yêu của họ. Cái ý chí, cái tinh thần đó được thể hiện rất rõ qua 3 bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. 

Nam quốc sơn hà

Nam Quốc Sơn Hà được cho là viết bởi Lý Thường Kiệt vào năm 1076 khi 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn sang xâm chiếm nước ta. Lý Thường Kiệt là tổng chỉ huy quân ta, đã kiên cường chống lại đội quân xâm lược đến từ phương Bắc.

Ông cho lập phòng tuyến sông Như Nguyệt (còn gọi là sông Cầu) để chặn giặc. Sau đó, cho quân vây đánh chúng ở vùng biển Quảng Ninh. Nhiều trận quyết đấu đã xảy ra, do chênh lệch về lực lượng, quân Tống có thời điểm đã chọc thủng được phòng tuyến sông Như Nguyệt.

Xã hội  - Ba bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ trong lịch sử Việt Nam

 

Và rồi Nam Quốc Sơn Hà ra đời như một lời khẳng định mạnh mẽ chủ về quyền của dân tộc ta và đưa ra lời cách báo tới tất cả nhưng ai dám chạm đến chủ quyền đó. Những lời đó như một thứ vũ khí cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn quân, quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc

Nam Quốc Sơn Hà được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta bởi nó vừa khẳng định chủ quyền của dân tộc ta vừa thể hiện được ý chí, quyết tâm chống giặc để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của toàn dân. 

Bình Ngô Đại Cáo

Bình ngô đại cáo được Nguyễn Trãi sáng tác năm 1428, khi quân ta giành thắng lợi trước quân Minh, dưới ngọn cờ lãnh đạo của nghĩa quân Lam Sơn và chủ tướng Lê Lợi. Sau thắng lợi, Lê Lợi đã lên ngôi hoàng đế và bắt tay vào xây dựng vương triều của mình. Việc đầu tiên sau khi lên ngôi, đó là truyền lệnh cho Nguyễn Trãi soạn thảo văn bản “ Bình ngô đại cáo” để tuyên bố với toàn dân rằng cuộc khởi nghĩa gian nan cuối cùng cũng kết thúc thắng lợi, kể từ đây nhân dân sẽ bước vào một cuộc sống mới, tự do, độc lập.

Bình Ngô Đại Cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428).

Xã hội  - Ba bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ trong lịch sử Việt Nam (Hình 2).

Phần đầu của Bình Ngô Đại Cáo

Trên đây là đoạn trích nằm ở phần đầu của bài cáo nhưng ta đã thấy được sự khẳng định chủ quyền mạnh mẽ. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam. Bình Ngô Đại Cáo đã khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự chủ của Đại Việt - quốc gia có bờ cõi riêng, có nền văn hiến và lịch sử lâu đời, có phong tục tập quán riêng, và có các triều đại quân chủ sánh ngang với phương Bắc. Đó là một thực tế không thể chối cãi. Và bất kỳ ai có ý định xâm lược thì đều sẽ chịu thất bại cay đắng.

Tuyên ngôn độc lập

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, trước quốc dân đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Bác đã khẳng định được quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả mọi người trên thế giới. Bác khẳng định mạnh mẽ, chắc chắn: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đó trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tinh mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Xã hội  - Ba bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ trong lịch sử Việt Nam (Hình 3).

Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh (Ảnh: T.Điểu)

Đây vừa là lời tuyên bố, vừa là lời cảnh báo tới tất cả những ai đang có ý định xâm lược Việt Nam. Toàn dân ta, sẽ quyết giữ vững được non sông đất nước bằng mọi giá, cho dù có phải hi sinh cả tính mạng mình. 

Ngọc Bích (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết "Ba bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ trong lịch sử Việt Nam" tại chuyên mục TIN LIÊN HIỆP VHNT. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 247hoặc gửi về địa chỉ email (thoibaovhnt@gmail.com).