VNPT Hà Nội có phải là “sân nhà” của Hacisco?

13/10/2020 21:24

(VHNT) - Vừa là Phó Giám đốc VNPT Hà Nội, vừa là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hacsico ông Hà Phú Thịnh đã tự lựa chọn mời thầu, đấu thầu và tự trúng thầu gói Mua sắm OTB và Splitter. Theo đó, doanh nghiệp trúng thầu là Công ty CP Hacisco và Công ty CP Thiết bị Bưu Điện.Và sản phẩm trúng thầu hầu hết thuộc Công ty CP Thiết bị Bưu Điện.

Vừa mời thầu, dự thầu, vừa tự quyết mình trúng

Gói thầu “mua sắm OTB và Splitter” thuộc dự án “Mua sắm tập trung phụ kiện quang (OTB, Splitter) năm 2020, 2021 cho VNPT tỉnh/thành phố và VNPT Net khu vực Phía Bắc”. Gói thầu được chia làm hai phần: phần Splitter và phần OTB, thuộc dự án “Mua sắm tập trung phụ kiện quang (OTB, Splitter) năm 2020, 2021 cho VNPT tỉnh/thành phố và VNPT Net khu vực Phía Bắc”. Vốn cho gói thầu là “chi phí sản xuất kinh doanh” của VNPT, dự toán gói thầu là gần 95,8 tỷ đồng, thời gian thực hiện 15 tháng.

Kinh tế - VNPT Hà Nội có phải là “sân nhà” của Hacisco?

Thông báo phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của VNPT.

Ngày 07/02/2020, Giám đốc VNPT Hà Nội có văn bản số 492/VNPT-HNi-ĐT về việc Triển khai kế hoạch mua sắm tập trung phụ kiện quang (OTB, Splitter) năm 2020, 2021 cho VNPT tỉnh/thành phố và VNPT Net khu vực Phía Bắc. Ngày 31/03/2020, Ban Quản lý các dự án công trình thông tin 1 có Tờ trình số 1422/TTr-BQLDA1 và hồ sơ gửi kèm theo đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu. Tới ngày 09/04/2020, ông Hà Phú Thịnh ký Quyết định số 1702/QDD-VNPT-HNi-ĐT, phê duyệt hồ sơ mời thầu.

Để trúng đấu thầu gói thầu này, nhà thầu phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bên mời thầu. Và đặc biệt, hồ sơ mời thầu đặt ra những yêu cầu khá cao, có thể nói là bất hợp lý. Ví dụ: “Trong vòng 04h kể từ khi bên bán nhận được thông báo, bên bán phải cử đại diện của mình để cùng với đơn vị quản lý sử dụng lập biên bản xác định nguyên nhân lỗi và kiểm tra, khắc phục lỗi”; Splitter, “yêu cầu công nghệ chế tạo PLC”; “nhà thầu phải cam kết sử dụng phần mềm quản lý mua sắm, cấp phát Vật tư – Thiết bị tập trung (PSIS) của Tập đoàn VNPT”… và các yêu cầu đặc thù khác. Tuy nhiên, những bất hợp lý đó lại không là vấn đề với Công ty CP Hacisco.

Do đó, ngày 8/7/2020 ông Hà Phú Thịnh có Quyết định số 3568/QĐ-VNPT-Hni-ĐT phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Theo đó, Công ty CP Hacisco (Has) trúng thực hiện phần OTB với giá 9.686.490.000đ, Công ty CP Thiết bị Bưu Điện (Postef) thực hiện phần Splitter với giá 80.905.440.000đ.

Theo nội dung quyết định này, các sản phẩm, xuất xứ và giá bao gồm: OTB IN 12FO SC/APC, xuất xứ Postef, giá 876.150đ; OTB IN 12FO SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 876.150đ; OTB IN 24FO SC/APC, xuất xứ Postef, giá 1.156.100đ; OTB IN 24FO SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 1.156.100đ; OTB IN 48FO SC/APC, xuất xứ Postef, giá 2.173.600đ; OTB IN 48FO SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 2.173.600đ; OTB IN 96FO SC/APC, xuất xứ Postef, giá 3.610.200đ; OTB IN 96FO SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 3.610.200đ; OTB OUT 12FO SC/APC, xuất xứ Postef, giá 876.150đ; OTB OUT 12FO SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 876.150đ; OTB OUT 24FO SC/APC, xuất xứ Postef, giá 1.156.100đ; OTB OUT 24FO SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 1.156.100đ; OTB OUT 48FO SC/APC, xuất xứ Postef, giá 2.173.600đ; OTB OUT 48FO SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 2.173.600đ; OTB OUT 96FO SC/APC, xuất xứ Postef, giá 3.610.200đ; OTB OUT 96FO SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 3.610.200đ;

Và Splitter IN 1:2 (lắp đặt trong khay hàn/ Bare Splitter 1:2), xuất xứ Trung Quốc, giá 196.900đ; Splitter IN 1:4 (lắp đặt trong khay hàn/ Bare Splitter 1:4), xuất xứ Trung Quốc, giá 207.900đ; Splitter IN 1:8 (lắp đặt trong khay hàn/ Bare Splitter 1:8), xuất xứ Trung Quốc, giá 261.800đ; Hộp Splitter IN 1:16-SC/APC, xuất xứ Postef, giá 1.479.500đ; Hộp Splitter IN 1:16-SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 1.457.500đ; Hộp Splitter IN 1:32-SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 2.516.250đ; Hộp Splitter IN 1:64-SC/APC, xuất xứ Postef, giá 4.573.800đ; Hộp Splitter IN 1:64-SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 4.467.100đ; Hộp Splitter OUT 1:8-SC/APC, xuất xứ Postef, giá 1.157.200đ; Hộp Splitter OUT 1:8-SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 1.151.700đ; Hộp Splitter OUT 1:16-SC/APC, xuất xứ Postef, giá 1.479.500đ; Hộp Splitter OUT 1:16-SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 1.457.500đ; Hộp Splitter OUT 1:32-SC/APC, xuất xứ Postef, giá 2.589.950đ; Hộp Splitter OUT 1:32-SC/UPC, xuất xứ Postef, giá 2.516.250đ; Hộp Splitter OUT 1:64-SC/APC, xuất xứ Postef, giá 4.573.800đ.

Có thể nhận thấy, ngoài 03 sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, còn lại các sản phẩm mà cả Công ty CP Hacisco và Công ty CP Thiết bị Bưu Điện trúng đều có xuất xứ từ Postef – Công ty CP Thiết bị Bưu Điện.

Đáng chú ý, ông Hà Phú Thịnh cũng chính là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hacisco. Do đó, câu hỏi đặt ra là vai trò thực sự của Công ty CP Hacisco là gì khi tham dự thầu với Công ty CP Thiết bị Bưu Điện tại gói thầu này, khi ông Hà Phú Thịnh vừa là chủ đầu tư, vừa phê duyệt hồ sơ mời thầu và phê duyệt kết quả lựa chọn Công ty CP Hacisco trúng thầu?

Liệu VNPT Hà Nội có là “sân nhà” của Hacisco?

Công ty CP Hacisco có mã chứng khoán HAS, tiền thân là một đội xây dựng của Bưu điện Hà Nội với tên gọi là Đội công trình. Năm 1979, Đội công trình được đổi tên thành Công ty Xây dựng Bưu điện Hà Nội. Ngày 18/12/1996, Công ty Xây lắp Bưu điện Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 4351/QĐ-TCCB của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, thay thế cho Công ty Xây dựng Bưu điện Hà Nội.

Kinh tế - VNPT Hà Nội có phải là “sân nhà” của Hacisco? (Hình 2).

Ông Hà Phú Thịnh- Phó Giám đốc VNPT Hà Nội.

Năm 2000, Công ty Xây lắp Bưu điện Hà Nội chuyển thành Công ty CP Xây lắp Bưu điện Hà Nội (Hacisco), trụ sở hiện nay tại số 51, đường Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

Và việc ông Hà Phú Thịnh vừa là chủ đầu tư, vừa là doanh nghiệp trúng thầu như gói thầu Mua sắm OTB và Splitter nêu trên không phải lần đầu tiên. Việc gói thầu “Mua sắm thiết bị Access Point Wifi đợt 2/2018”, gói thầu “Mua sắm bổ sung máy nắn loại 48V/300A” thuộc công trình “Trang bị lắp đặt nguồn hướng 2 cho thiết bị UPE tại VNPT Hà Nội” với giá 16.426.308.000đ (các quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu này đều do ông Hà Phú Thịnh ký) và gói thầu “Mua sắm OTB và Splitter” thuộc dự án “Mua sắm tập trung phụ kiện quang (OTB và Splitters) phục vụ phát triển thuê bao FTTH năm 2018 cho các VNPT tỉnh/thành phố phía Bắc”, trong đó Công ty cổ phần Hacisco thực hiện phần OTB với giá trúng 20.093.777.704đ…

Những điểm mờ về giá gói thầu, giá sản phẩm mua sắm, cũng như năng lực tài chính, kinh nghiệm, dòng vốn của 2 doanh nghiệp trúng thầu này như thế nào?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc

PV

Bạn đang đọc bài viết "VNPT Hà Nội có phải là “sân nhà” của Hacisco?" tại chuyên mục NÔNG NGHIỆP. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 247hoặc gửi về địa chỉ email (thoibaovhnt@gmail.com).