
Được học. Tác giả: Tara Westover, người dịch: Nguyễn Bích Lan, NXB Phụ nữ Việt Nam. Tự truyện kể về hành trình “trầy vi tróc vẩy” để được đến trường của cô gái Mỹ Tara Westover. Tara sống trên núi, chưa bao giờ được đi học bởi bố của cô là một người quyết liệt bài bác trường học. Với sự ham học, Tara đã vượt qua vô vàn khó khăn để trở thành tiến sĩ tại Đại học Cambridge. Dẫu giá phải trả giá cực kỳ đắt đỏ, Tara đã chọn học để được tự do, để trở nên tốt đẹp hơn. Sách đoạt giải C Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ ba.


Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế. Tác giả: Léopold Michel Cadière, Edmond Gras, người dịch: Lê Đức Quang, NXB Hà Nội liên kết Thái Hà Books. Tác phẩm bề thế, có vị trí quan trọng trong thư mục nghiên cứu nghệ thuật tạo hình Huế. Công trình nghiên cứu khoa học về nghệ thuật tạo hình Huế được công bố rộng rãi từ năm 1919. Tác phẩm trở thành tư liệu quý để bổ sung, đối sánh, mà qua thời gian, nhiều di tích, nhiều tác phẩm đến nay đã không còn. Sách đoạt giải C Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ ba.

Dòng tranh dân gian Đông Hồ, Dòng tranh dân gian Kim Hoàng. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hòa, Trịnh Sinh, Lê Bích, NXB Thế giới liên kết Bảo tàng gốm sứ Hà Nội. Bộ sách là một hành động thiết thực góp phần bảo tồn những dòng tranh dân gian quý của Việt Nam. Từ những “mảnh vụn” trong các nghiên cứu của cha con học giả Maurice Durand, tư liệu trong bảo tàng, tư gia, nghệ nhân, nhóm nghiên cứu đã phục hồi một cách nguyên trạng hai dòng tranh dân gian này trong hai tập sách. Sách đoạt giải B Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ ba.

Theo Zing