Thu đã bao trùm…

10/09/2020 21:08

Dạo này trời Hà Nội đã xanh trong dìu dịu. Hình như gió Dạo này trời Hà Nội đã xanh trong dìu dịu. Hình như gió cũng đổi chiều.

Bất chợt bóc tờ lịch thấy hai chữ “thu phân”! Ồ, thì ra đã vào giữa thu! Thế là cái mùa hè bức bối, nhớp nhúa và khét lẹt mùi mồ hôi đã lùi xa tít phía sau lưng. Cái mùa thu dịu dàng, xanh tươi và mát mẻ, cái mùa thu mà tôi luôn mong đợi đã vào chính vụ. Chỉ có từ tiết “thu phân” khí hậu nơi đây mới thật là thu. Không còn nắng gắt, không còn oi bức. Chỉ có dìu dịu mát lành. Chỉ có cao xanh vời vợi. Không như các bạn trẻ, những người “có tuổi” thường rất ngại mùa hè. Người già thường khó ngủ. Mà càng nóng bức thì càng khó ngủ. Dùng quạt không hết nóng, lại ho. Có tiền sắm máy lạnh thì sợ cái sự nóng lạnh thất thường có khi sinh bệnh. Sự thay đổi nhiệt độ dễ làm cho người già đột quỵ lắm.

Cái nóng của mùa hè Hà Nội cũng khác xa cái nóng ở Sài Gòn. Đi trên đường phố Sài Gòn suốt buổi không thấy mồ hôi. Nhưng ngồi trong phòng ở Hà Nội mồ hôi vẫn tứa ra ướt áo. Những người từ Sài Gòn ra cứ phàn nàn là tại sao trong ấy nóng hơn mà lại không khó chịu như ở ngoài này. Phải chăng vì độ ẩm ở Hà Nội rất cao? Người bị bệnh thấp khớp mà vào Sài Gòn sống thì ít bị đau hơn hẳn ngoài Hà Nội là vì vậy. Có lẽ vì cái sự ẩm ướt mồ hôi này mà nhiều người luôn có thành kiến với mùa hè Hà Nội... Tuy nhiên, bù lại cái sự không thích mùa hè thì người ta lại rất yêu mùa thu Hà Nội và luôn luôn nghĩ rằng không có một nơi nào trên trái đất này có thể có một mùa thu đẹp như mùa thu Hà Nội. Thiển cận quá chăng? Lệch lạc quá chăng? Hay cực đoan quá chăng? Mùa thu Hà Nội có cái gì đó na ná mùa hè châu Âu, đủ mát để đi đầu trần dưới nắng giữa trưa, đủ ấm để bơi lội từ ban mai cho đến cuối chiều; xanh mướt những hàng cây lộng gió, rực rở màu hoa trên mọi ban công, trần thượng, công viên.

Thế là thu đã bao trùm năm cửa ô. Người Hà Nội chào đón mùa thu với tất cả niềm vui xao xuyến . Một ngọn gió ban mai mát rượi. Một làn sương rất mỏng nhè nhẹ buông trên tán cây xanh như chiếc khăn voan trùm lên mái tóc huyền cũng bật lên một tứ thơ:

Ban mai rười rượi thu vừa chớm

Gió lạc vườn ai bởn trái hồng

Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn

Ngở ngàng lối ngõ đẩm hơi sương...

Trên con đường uốn lượn ven hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hay giữa Quảng trường Ba Đình, từng đoàn, từng nhóm người đang say sưa tập những động tác thể dục hoặc đi bộ. Họ hít thở làn không khí trong lành, mát rượi, điều mà suốt cả mùa hè họ hằng mong ước. Tiếng loa của đài truyền thanh vẫn vang lên bản nhạc hiệu :

“Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây

Đây lắng hồn núi sông ngàn năm…”

Tiếng loa như thôi thúc, như gợi nhớ về một quá khứ hào hùng, về một thủ đô xinh tươi và tràn trề sức sống. Bao năm rồi mà mỗi lần nghe tiếng nhạc hiệu vang lên lòng vẫn có cảm giác như mới lần đầu. “Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội…” Giai điệu nhắc về mảnh đất mà ta đang sống, về những gì đã làm cho sông núi lắng hồn suốt nghìn năm qua. Một nghìn năm, một nghìn mùa thu với biết bao mùa thu đáng nhớ của người Hà Nội, của người Việt chúng ta!

Mùa thu! Có thể nào khi nghĩ tới mảnh đất Thăng Long lại không nghĩ tới mùa thu? Phải chăng khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về đây (tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên 1010), đoàn thuyền của ông cũng căng buồm trong làn gió thu xanh lồng lộng, trong dòng nước ăm ắp của mọi ngã sông và khi ấy ông cũng đã tiên liệu đây là nơi thánh địa? Là người Cổ Pháp (Bắc Ninh), chỉ cách thành Đại La chừng mươi dặm đường, chắc ông đã từng yêu mến cảnh sắc nơi đây nên mới chọn làm kinh đô Đại Việt và đặt tên là Thăng Long để chỉ thế rồng bay? Phải chăng khi Lê Thánh Tông cùng “Tao đàn nhị thập bát tú” ngồi đàm đạo thơ văn ở Quốc Tử Giám cũng thường vào những buổi chiều gió thu dìu dịu, dưới gốc hoàng lan thơm ngát, hay bên gốc đại già hoa xoè trắng muốt? Không một người yêu thơ nào lại không biết, rằng chẳng có thời điểm nào gợi mở những tứ thơ bằng những khoảnh khắc mùa thu. Và cũng không đâu gợi mở hồn thơ bằng Hà Nội giữa trời thu.

Này nhé, ta hảy xem sự gợi mở ấy đã tác động đến thi nhân trong buổi sáng chớm thu:

Mây bông lặng vén rèm che mỏng

Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn

Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng

Hình như trời đất biếc xanh hơn!

Mùa hè có thơ của mùa hè, mùa đông cũng có thơ mùa đông, và mùa xuân càng có nhiều thi tứ… nhưng có lẽ không mùa nào có được những vần thơ sống động và bay bổng như những vần thơ về mùa thu, đặc biệt là mùa thu Hà nội.

Em có đón thu về - thu Hà Nội

Sao chiều nay em chẳng tới Hồ Tây ?

Trời xanh biếc, mặt hồ xanh vời vợi

Hương nhài vương từng lối cũ ngất ngây !

Và cũng trong bối cảnh mùa thu ấy, khi ta ở Hồ Gươm, đến bên khóm lộc vừng chín gốc ta lại có một cảm giác lâng lâng:

Thu Hà Nội trời xanh vương mây trắng

Khóm lộc vừng đón nắng sắc long lanh

Ta muốn đứng dưới mành hoa thầm lặng

Đợi chờ ai …

Một ngọn gió trong lành !

Mùa thu Hà Nội đẹp và thơ là thế. Bạn hãy thử một lần đạp xe thong thả trên đường Trần Hưng Đạo, Trần Phú hay đường Phan Đình Phùng dưới hàng sấu xanh ngắt, điểm những trái vàng ươm nhỏ xíu để nghĩ về những hạt cốm Vòng trải trên lá sen xanh; hay đi trên đường Lò Đúc dưới những hàng sao đen cao vút để cảm thấy cái màu xanh lồng lộng và mát lành của bầu trời thu trong vắt. Tiếc là bây giờ nơi đây không còn những đàn cò trắng chiều chiều về tổ ríu rít một góc trời! Và hãy ghé qua đường Nguyễn Du bên bờ hồ Thiền Quang để cảm nhận cái mùi thơm hăng hắc của những chùm hoa sữa mà đã có không ít những nhà thơ, nhạc sĩ say mùi…

Nói đến mùa thu Hà Nội không thể không nói đến cây lộc vừng bên bờ hồ Hoàn Kiếm… Những năm gần đây lộc vừng đã trở thành một loại cây cảnh mà dân “sành điệu” đua nhau kiếm tìm. Nhưng chừng hơn mươi năm về trước rất ít người biết đến, ngoại trừ mấy ông nhà thơ, nhiếp ảnh gia hay hoạ sĩ. Cũng đúng thôi vì cây lộc vừng hồi ấy còn rất hiếm. Quanh bờ hồ Hoàn Kiếm có một cây lộc vừng ở phía đường Đinh Tiên Hoàng, đối diện ngã ba Trần Nguyên Hãn. Và đặc biệt là một khóm lộc vừng chín gốc bên mé hồ, cách cầu Thê Húc chừng trăm mét. Vào mùa xuân, lá lộc vừng xanh non, hơi ngiêng về màu nâu tím, mơn mởn, có thể ăn sống rất ngon lành. Mùa hè lá xanh ngắt, át cả cái nắng chói chang rát bỏng. Đặc biệt là vào mùa thu, lộc vừng cho những chuổi hoa ken dày, tạo nên những bức mành hoa vô cùng đẹp mắt. Chẳng thế mà đã có rất nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh tốn hàng chục hàng trăm cuộn phim, nhiều hoạ sĩ tốn hàng lô sơn màu phấn mực, nhà thơ tốn cơ man giấy bút để mô tả cái vẻ đẹp diệu kỳ của khóm cây hoa đặc biệt này. Với tôi, cây lộc vừng có một nét gì đó rất thân quen. Đó chắc chắn là một giống cây “ngụ cư” vì nếu nó có gốc gác ở Hà Nội thì chắc không đến nổi hiếm hoi như vậy. Nó “tha hương” đến sống ở nơi đây, bám đất và trưởng thành ở nơi đây, đồng thời góp phần làm đẹp cho mảnh đất này.

Chín cây mọc thành một quần thể lạ

Chín cuộc đời nương tựa lẫn đua chen

Thành khóm nhỏ bên bờ xanh lộng gió

Mỗi lần qua ai chẳng ngước mắt nhìn !

Nếu Hoàn Kiếm là biểu trưng Hà Nội

Thì lộc vừng là nét nhấn Hồ Gươm

Dẫu miền ngược miền xuôi phiêu dạt tới

Bám đất rồi tha thiết một miền thương !

Cũng như khóm lộc vừng chín gốc kia, bao người từng là “dân ngụ cư”, từ muôn phương quy tụ về đây, nương tựa vào nhau, đua chen nhau để trụ lại nơi này, biến một mảnh đất xa lạ thành quê hương thứ hai của mình, rồi yêu mến, rồi gắn bó máu thịt và làm tất cả để cho quê hương này trở nên tốt đẹp hơn, đáng yêu hơn.

Mùa thu, cái mùa đẹp nhất của một năm, cái mùa đẹp nhất của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã trở lại nơi đây. Sớm ra mở cửa, nghe xào xạc hơi may, người ta như lắng lại, như rưng rưng gặp lại một gương mặt quen vẫn mong đợi từ lâu

đổi chiều. Bất chợt bóc tờ lịch thấy hai chữ “thu phân”! Ồ, thì ra đã vào giữa thu! Thế là cái mùa hè bức bối, nhớp nhúa và khét lẹt mùi mồ hôi đã lùi xa tít phía sau lưng. Cái mùa thu dịu dàng, xanh tươi và mát mẻ, cái mùa thu mà tôi luôn mong đợi đã vào chính vụ. Chỉ có từ tiết “thu phân” khí hậu nơi đây mới thật là thu. Không còn nắng gắt, không còn oi bức. Chỉ có dìu dịu mát lành. Chỉ có cao xanh vời vợi. Không như các bạn trẻ, những người “có tuổi” thường rất ngại mùa hè. Người già thường khó ngủ. Mà càng nóng bức thì càng khó ngủ. Dùng quạt không hết nóng, lại ho. Có tiền sắm máy lạnh thì sợ cái sự nóng lạnh thất thường có khi sinh bệnh. Sự thay đổi nhiệt độ dễ làm cho người già đột quỵ lắm. Cái nóng của mùa hè Hà Nội cũng khác xa cái nóng ở Sài Gòn. Đi trên đường phố Sài Gòn suốt buổi không thấy mồ hôi. Nhưng ngồi trong phòng ở Hà Nội mồ hôi vẫn tứa ra ướt áo. Những người từ Sài Gòn ra cứ phàn nàn là tại sao trong ấy nóng hơn mà lại không khó chịu như ở ngoài này. Phải chăng vì độ ẩm ở Hà Nội rất cao? Người bị bệnh thấp khớp mà vào Sài Gòn sống thì ít bị đau hơn hẳn ngoài Hà Nội là vì vậy. Có lẽ vì cái sự ẩm ướt mồ hôi này mà nhiều người luôn có thành kiến với mùa hè Hà Nội... Tuy nhiên, bù lại cái sự không thích mùa hè thì người ta lại rất yêu mùa thu Hà Nội và luôn luôn nghĩ rằng không có một nơi nào trên trái đất này có thể có một mùa thu đẹp như mùa thu Hà Nội. Thiển cận quá chăng? Lệch lạc quá chăng? Hay cực đoan quá chăng? Mùa thu Hà Nội có cái gì đó na ná mùa hè châu Âu, đủ mát để đi đầu trần dưới nắng giữa trưa, đủ ấm để bơi lội từ ban mai cho đến cuối chiều; xanh mướt những hàng cây lộng gió, rực rở màu hoa trên mọi ban công, trần thượng, công viên.

Thế là thu đã bao trùm năm cửa ô. Người Hà Nội chào đón mùa thu với tất cả niềm vui xao xuyến . Một ngọn gió ban mai mát rượi. Một làn sương rất mỏng nhè nhẹ buông trên tán cây xanh như chiếc khăn voan trùm lên mái tóc huyền cũng bật lên một tứ thơ:

Ban mai rười rượi thu vừa chớm

Gió lạc vườn ai bởn trái hồng

Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn

Ngở ngàng lối ngõ đẩm hơi sương...

Trên con đường uốn lượn ven hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hay giữa Quảng trường Ba Đình, từng đoàn, từng nhóm người đang say sưa tập những động tác thể dục hoặc đi bộ. Họ hít thở làn không khí trong lành, mát rượi, điều mà suốt cả mùa hè họ hằng mong ước. Tiếng loa của đài truyền thanh vẫn vang lên bản nhạc hiệu :

“Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây

Đây lắng hồn núi sông ngàn năm…”

Tiếng loa như thôi thúc, như gợi nhớ về một quá khứ hào hùng, về một thủ đô xinh tươi và tràn trề sức sống. Bao năm rồi mà mỗi lần nghe tiếng nhạc hiệu vang lên lòng vẫn có cảm giác như mới lần đầu. “Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội…” Giai điệu nhắc về mảnh đất mà ta đang sống, về những gì đã làm cho sông núi lắng hồn suốt nghìn năm qua. Một nghìn năm, một nghìn mùa thu với biết bao mùa thu đáng nhớ của người Hà Nội, của người Việt chúng ta!

Mùa thu! Có thể nào khi nghĩ tới mảnh đất Thăng Long lại không nghĩ tới mùa thu? Phải chăng khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về đây (tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên 1010), đoàn thuyền của ông cũng căng buồm trong làn gió thu xanh lồng lộng, trong dòng nước ăm ắp của mọi ngã sông và khi ấy ông cũng đã tiên liệu đây là nơi thánh địa? Là người Cổ Pháp (Bắc Ninh), chỉ cách thành Đại La chừng mươi dặm đường, chắc ông đã từng yêu mến cảnh sắc nơi đây nên mới chọn làm kinh đô Đại Việt và đặt tên là Thăng Long để chỉ thế rồng bay? Phải chăng khi Lê Thánh Tông cùng “Tao đàn nhị thập bát tú” ngồi đàm đạo thơ văn ở Quốc Tử Giám cũng thường vào những buổi chiều gió thu dìu dịu, dưới gốc hoàng lan thơm ngát, hay bên gốc đại già hoa xoè trắng muốt? Không một người yêu thơ nào lại không biết, rằng chẳng có thời điểm nào gợi mở những tứ thơ bằng những khoảnh khắc mùa thu. Và cũng không đâu gợi mở hồn thơ bằng Hà Nội giữa trời thu.

Này nhé, ta hảy xem sự gợi mở ấy đã tác động đến thi nhân trong buổi sáng chớm thu:

Mây bông lặng vén rèm che mỏng

Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn

Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng

Hình như trời đất biếc xanh hơn!

Mùa hè có thơ của mùa hè, mùa đông cũng có thơ mùa đông, và mùa xuân càng có nhiều thi tứ… nhưng có lẽ không mùa nào có được những vần thơ sống động và bay bổng như những vần thơ về mùa thu, đặc biệt là mùa thu Hà nội.

Em có đón thu về - thu Hà Nội

Sao chiều nay em chẳng tới Hồ Tây ?

Trời xanh biếc, mặt hồ xanh vời vợi

Hương nhài vương từng lối cũ ngất ngây !

Và cũng trong bối cảnh mùa thu ấy, khi ta ở Hồ Gươm, đến bên khóm lộc vừng chín gốc ta lại có một cảm giác lâng lâng:

Thu Hà Nội trời xanh vương mây trắng

Khóm lộc vừng đón nắng sắc long lanh

Ta muốn đứng dưới mành hoa thầm lặng

Đợi chờ ai …

Một ngọn gió trong lành !

Mùa thu Hà Nội đẹp và thơ là thế. Bạn hãy thử một lần đạp xe thong thả trên đường Trần Hưng Đạo, Trần Phú hay đường Phan Đình Phùng dưới hàng sấu xanh ngắt, điểm những trái vàng ươm nhỏ xíu để nghĩ về những hạt cốm Vòng trải trên lá sen xanh; hay đi trên đường Lò Đúc dưới những hàng sao đen cao vút để cảm thấy cái màu xanh lồng lộng và mát lành của bầu trời thu trong vắt. Tiếc là bây giờ nơi đây không còn những đàn cò trắng chiều chiều về tổ ríu rít một góc trời! Và hãy ghé qua đường Nguyễn Du bên bờ hồ Thiền Quang để cảm nhận cái mùi thơm hăng hắc của những chùm hoa sữa mà đã có không ít những nhà thơ, nhạc sĩ say mùi…

Nói đến mùa thu Hà Nội không thể không nói đến cây lộc vừng bên bờ hồ Hoàn Kiếm… Những năm gần đây lộc vừng đã trở thành một loại cây cảnh mà dân “sành điệu” đua nhau kiếm tìm. Nhưng chừng hơn mươi năm về trước rất ít người biết đến, ngoại trừ mấy ông nhà thơ, nhiếp ảnh gia hay hoạ sĩ. Cũng đúng thôi vì cây lộc vừng hồi ấy còn rất hiếm. Quanh bờ hồ Hoàn Kiếm có một cây lộc vừng ở phía đường Đinh Tiên Hoàng, đối diện ngã ba Trần Nguyên Hãn. Và đặc biệt là một khóm lộc vừng chín gốc bên mé hồ, cách cầu Thê Húc chừng trăm mét. Vào mùa xuân, lá lộc vừng xanh non, hơi ngiêng về màu nâu tím, mơn mởn, có thể ăn sống rất ngon lành. Mùa hè lá xanh ngắt, át cả cái nắng chói chang rát bỏng. Đặc biệt là vào mùa thu, lộc vừng cho những chuổi hoa ken dày, tạo nên những bức mành hoa vô cùng đẹp mắt. Chẳng thế mà đã có rất nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh tốn hàng chục hàng trăm cuộn phim, nhiều hoạ sĩ tốn hàng lô sơn màu phấn mực, nhà thơ tốn cơ man giấy bút để mô tả cái vẻ đẹp diệu kỳ của khóm cây hoa đặc biệt này. Với tôi, cây lộc vừng có một nét gì đó rất thân quen. Đó chắc chắn là một giống cây “ngụ cư” vì nếu nó có gốc gác ở Hà Nội thì chắc không đến nổi hiếm hoi như vậy. Nó “tha hương” đến sống ở nơi đây, bám đất và trưởng thành ở nơi đây, đồng thời góp phần làm đẹp cho mảnh đất này.

Chín cây mọc thành một quần thể lạ

Chín cuộc đời nương tựa lẫn đua chen

Thành khóm nhỏ bên bờ xanh lộng gió

Mỗi lần qua ai chẳng ngước mắt nhìn !

Nếu Hoàn Kiếm là biểu trưng Hà Nội

Thì lộc vừng là nét nhấn Hồ Gươm

Dẫu miền ngược miền xuôi phiêu dạt tới

Bám đất rồi tha thiết một miền thương !

Cũng như khóm lộc vừng chín gốc kia, bao người từng là “dân ngụ cư”, từ muôn phương quy tụ về đây, nương tựa vào nhau, đua chen nhau để trụ lại nơi này, biến một mảnh đất xa lạ thành quê hương thứ hai của mình, rồi yêu mến, rồi gắn bó máu thịt và làm tất cả để cho quê hương này trở nên tốt đẹp hơn, đáng yêu hơn.

Mùa thu, cái mùa đẹp nhất của một năm, cái mùa đẹp nhất của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã trở lại nơi đây. Sớm ra mở cửa, nghe xào xạc hơi may, người ta như lắng lại, như rưng rưng gặp lại một gương mặt quen vẫn mong đợi từ lâu.

Theo Hoàng Gia Cương/Báo Văn nghệ

Bạn đang đọc bài viết "Thu đã bao trùm…" tại chuyên mục GIAO THÔNG. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 247hoặc gửi về địa chỉ email (thoibaovhnt@gmail.com).