Tết Trung thu “đầy màu sắc” tại Trung Quốc

29/09/2020 15:53

(VHNT)- Khi gió thu thoảng qua, ngày hoa thơm trái ngọt và trăng tròn đã đến, lễ hội truyền thống của dân tộc Trung Quốc - Tết Trung thu lại một lần nữa được mở ra.

Tết Trung Thu, hay còn được gọi là Tết Đoàn Viên hay Tết Bái Nguyệt là một trong những ngày lễ tết lớn nhất tại Trung Quốc. Ngày lễ tết này bắt nguồn từ thời nhà Đường, sang đến thời nhà Tống bắt đầu được coi trọng hơn. Đến đời nhà Thanh Tết Trung thu dần hình thành, được lan truyền rộng rãi cho đến nay và trở thành một hoạt động phổ biến thấm đậm bản sắc văn hóa của Trung Quốc.

Đêm rằm Trung thu với trăng sáng, gió thoảng, ăn miếng bánh trung thu và nhâm nhi tách trà ấm, những cảm xúc sâu nặng của nỗi nhớ nhà chợt ùa về.

 “Ngắm trăng, bái nguyệt”

Theo các ghi chép cổ xưa vào thời nhà Chu, Trung Quốc cũng đã có hoạt động “Ngắm trăng, bái nguyệt”, đây là một nghi lễ có từ thời Bắc Tống (960-1127). Cứ hằng năm vào đêm Trung Thu, mọi người trên khắp Trung Quốc, bất luận giàu nghèo, bất luận già trẻ, đều thắp nhang bái lạy thần mặt trăng nói lên tâm nguyện của chính mình, cầu Nguyệt thần phò hộ.

Mỹ thuật - Tết Trung thu “đầy màu sắc” tại Trung Quốc

Ăn bánh Trung thu, ngắm hoa quế, uống rượu hoa quế

Người dân Trung Quốc có thói quen ăn bánh Trung thu vào rằm tháng 8. Ban đầu, chiếc bánh này là vật cúng tế thần mặt trăng, sau này ăn bánh và ngắm trăng trở thành hai việc không thể thiếu trong đêm Trung thu bởi nó tượng trưng cho đoàn viên. Gửi gắm rất nhiều tâm tư tình cảm vào chiếc bánh, họ dùng nó để thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ người thân cháy bỏng, hy vọng cuộc sống hạnh phúc viên mãn. Bên cạnh đó, người dân Trung Hoa còn có sở thích ngắm hoa quế, ăn các đồ ăn làm từ hoa quế và uống rượu hoa quế.

Mỹ thuật - Tết Trung thu “đầy màu sắc” tại Trung Quốc (Hình 2).

Thả đèn dưới sông

Việc thả đèn xuống sông trong ngày Trung thu có ý nghĩa rất đặc biệt đối với thiếu nữ và các em nhỏ. Họ dùng giấy dầu làm thành chiếc đèn hình hoa sen, hình chiếc thuyền… sau đó thắp một ngọn nến, thả xuống sông hồ. Trước khi thả đèn phải thành tâm cầu nguyện, để chiếc đèn mang những nguyện ước của mình bay xa, cho ước vọng trở thành sự thật.

Mỹ thuật - Tết Trung thu “đầy màu sắc” tại Trung Quốc (Hình 3).

Giải câu đố

Đêm rằm Trung thu ở những nơi công cộng người dân treo rất nhiều đèn lồng, mọi người tập trung lại với nhau, cùng nhau giải những câu đố ghi trên đèn lồng. Đây là hoạt động mà nam thanh nữ tú rất ưa chuộng, trò chơi này đã làm nên vô số giai thoại tình yêu. Vì thế, giải câu đố trong đêm Trung thu trở thành phương pháp bày tỏ tình yêu của các đôi nam nữ.

Mỹ thuật - Tết Trung thu “đầy màu sắc” tại Trung Quốc (Hình 4).

Rước đèn trung thu

Lễ hội Trung Thu sẽ được tổ chức khắp nơi trên Trung Quốc đại lục với phong tục rước đèn và ăn bánh trung thu, món ăn truyền thống tại đất nước này. Tại các khu phố cũng được trang trí và thắp sáng bằng các lồng đèn đầy màu sắc, cho người dân đến chụp ảnh, vui đùa và ngắm ánh trăng tròn.

Mỹ thuật - Tết Trung thu “đầy màu sắc” tại Trung Quốc (Hình 5).

Sự kiện trọng đại khác

Trong ấn bản ngữ văn lớp 4 "Ngắm nhìn thủy triều" của Zhao Zongcheng và Zhu Mingyuan có viết: "Sóng càng lúc càng gần, như thể hàng ngàn con ngựa chiến trắng đang kề vai tiến quân, phi nước đại dũng mãnh. Âm thanh giống như núi vỡ và mặt đất nứt ra,  đất như thể đang rung chuyển”. Ở Chiết Giang, Tết Trung thu lại mang một ý nghĩa về sự kiện trọng đại khác. Do tác động ly tâm của trọng lực thiên thể và chuyển động quay của trái đất, cộng với địa hình đặc biệt của vịnh Hàng Châu, nước sông Tiền Đường trước và sau Tết Trung thu đã là một kỳ quan của thế giới từ thời cổ đại.

Mỹ thuật - Tết Trung thu “đầy màu sắc” tại Trung Quốc (Hình 6).

Những phong tục tập quán về Tết Trung Thu ở khắp nơi trên thế giới đều rất phong phú, hình thức cũng không giống nhau, nhưng đều ký thác lòng yêu thương vô hạn và sự tốt đẹp vĩnh hằng mà con người luôn hướng về.

 Tiểu Hắc

Bạn đang đọc bài viết "Tết Trung thu “đầy màu sắc” tại Trung Quốc" tại chuyên mục ÂM NHẠC. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 247hoặc gửi về địa chỉ email (thoibaovhnt@gmail.com).