Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và siêu nhà thầu quen mặt

28/09/2020 18:25

(VHNT) - Chưa từng trượt thầu khi tham gia các gói thầu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên Công ty Cổ phần Hệ thống công nghệ ETC đang khiến dư luận hồ nghi về năng lực nhà thầu, khả năng trúng thầu tại các gói thầu “khủng” của cùng một ngân hàng.

Lời tòa soạn: Trong một lần ngồi phỏng vấn Nhà văn Lê Thấu- Nguyên Tổng biên tập báo Sức khỏe và đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế) về câu chuyện nghề nghiệp, nhất là cách làm báo mới hiện nay. Nhà văn Lê Thấu tâm sự rằng, nếu Thời báo Văn học Nghệ thuật các phóng viên chỉ quen viết về giới văn nghệ sĩ với các tiếp cận về cuộc đời, các tác phẩm của họ, cũng rất thú vị nhưng dễ dẫn đến nhàm chán cho bạn đọc. Có thể nói, giới văn nghệ sĩ họ được rất nhiều người quan tâm, họ là người của công chúng. Nhưng, họ cũng là con người, họ quan tâm rất nhiều mặt trên mọi lĩnh vực, ví dụ như sức khỏe, môi trường, đời sống, dân sinh... Rồi ông tâm sự, mới đây ông đi giao dịch ở ngân hàng ông đã gặp rất nhiều chuyện bực mình, gây phiền toái.

Cũng từ gợi ý về đề tài mà Nhà văn Lê Thấu cũng như rất nhiều người quan tâm, chúng tôi giới thiệu về  loạt bài viết về vấn đề này. 

Trong khoảng 3 năm trở lại đây (2018 -2020), Công ty Cổ phần Hệ thống công nghệ ETC liên tục trúng thầu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa, chỉ tính từ tháng 2/2020 đến tháng 5/2020, công ty này đã liên tiếp trúng 5 gói thầu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vit Nam.

Như vậy chỉ trong vòng 3 tháng, giữa Công ty Cổ phần Hệ thống công nghệ ETC và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vit Nam đã diễn ra việc ký kết 5 gói thầu. Trung bình cứ khoảng 20 ngày có một gói thầu được ký.

Riêng tháng 4/2020, Công ty Cổ phần Hệ thống công nghệ ETC đã trúng hai gói thầu lần lượt là gói thầu mua sắm hạng mục các loại Switch L2 thuộc kế hoạch 2019 (bao gồm kế hoạch chuyển tiếp từ kế hoạch 2018) với giá trúng thầu 26.615.183.100 VND (ngày phê duyệt 06/04/2020); Gói thầu Đu tư mua sắm hệ thống an ninh bảo mật cơ sở dữ liệu cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với giá trúng thầu 34.769.110.000 VND (ngày phê duyệt 20/04/2020).

Kinh tế - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và siêu nhà thầu quen mặt
Kinh tế - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và siêu nhà thầu quen mặt (Hình 2).

Một điu đặc biệt nữa, trong 3 tháng của năm 2020, Ngân hàng TMCP Ngoi thương Việt Nam liên tiếp triển khai đấu thầu 2 gói thầu mua sắm EDC được cho là thuộc kế hoạch năm 2019.

Cụ thể gồm, gói thầu mua sắm EDC đợt 1 (thuộc kế hoạch 2019) với văn bản phê duyệt 165/QĐ-VCB-MSQLTS ngày 04/02/2020 và gói thầu mua sắm EDC đợt 2 (thuộc kế hoạch 2019) với văn bản phê duyệt QĐ 855/QĐ-VCB-MSQLTS có ngày phê duyệt 21/05/2020.

đương nhiên đơn vị trúng thầu chẳng phải xa lạ mà vẫn là Công ty Cổ phần Hệ thống công nghệ ETC với giá trúng thầu hai gói lần lượt là 60.318.883.900 VND và  30.354.331.700 VND. 

Đối với gói thầu mua sắm EDC đợt 1, tại kết quả chọn nhà thầu trúng thầu, văn bản phê duyệt 165/QĐ-VCB- MSQLTS ngày 04/02/2020 có ghi, thời gian thực hiện hợp đồng 07 tháng. Song chỉ 3 tháng sau, tức tháng 5/2020, tại Điều 1 của văn bản phê duyệt QĐ 855/QĐ-VCB-MSQLTS của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ghi: “Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu "Mua sắm EDC Đợt 2 (thuộc kế hoạch 2019) cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam" với nội dung như sau: Tên nhà thầu trúng thầu: Công ty Cổ phần Hệ thống công nghệ ETC”. Như vậy có nghĩa là, khi gói thầu thứ nhất chưa đi được một phần 2 chặng được, thì gói thầu thứ 2 (có cùng nội dung đấu thầu) đã được phê duyệt. 

Trong khi đó, theo số liệu cung cấp, năm 2019, Công ty Cổ phần Hệ thống công nghệ ETC tham gia 7 gói thì trúng thầu 7 gói tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vit Nam. Trong đó có những gói thầu với giá trị trên dưới trăm t như trúng gói mua sắm hệ thống trục thanh toán 119.280.000.000 VNĐ); gói thu đu tư triển khai giải pháp quản lý dịch vụ CNTT (84.968.000.000 VNĐ).

Tất cả các gói thầu còn lại mà “siêu nhà thầu” này trúng đều giống như những gói thầu đã nêu ở trên, cùng  đc điểm là tiết kiệm thấp và thực hiện ở hạng mục “mua sắm”.

Kinh tế - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và siêu nhà thầu quen mặt (Hình 3).
Kinh tế - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và siêu nhà thầu quen mặt (Hình 4).

Chưa một lần bị trượt thầu tại các gói thầu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tuy nhiên, hệ thống lại các gói thầu mà đơn vị này tham gia lại cho kết quả ngược lại. Khi tham gia đấu thầu cùng các nhà thầu ở các đơn vị khác, tỷ lệ trúng thầu và trượt thầu của Công ty Cổ phần Hệ thống công nghệ ETC tương đối thấp chỉ đạt xấp xỉ ½. Như vậy có thể thấy năng lực nhà thầu (Công ty Cổ phần Hệ thống công nghệ ETC) cũng đặt nhiều dấu chấm hỏi.

Và câu hỏi đặt ra, tại sao, đối với các gói thầu – có những gói thầu giá trị rất lớn (gần 120 tỷ) tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Công ty Cổ phần Hệ thống công nghệ ETC đều trúng thầu. Liệu giữa Công ty Cổ phần Hệ thống công nghệ ETC và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chỉ có mối quan hệ đơn thuần của bên mời thầu và nhà thầu?

Cơ duyên nào khiến Công ty Cổ phần Hệ thống công nghệ ETC lại “thủy chung” với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam như vây? Thiết nghĩ các cơ quan chc năng ban ngành liên quan cần vào cuộc để làm rõ vấn đề này?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Góc nhìn của Nhà văn: 

Khi còn làm Tổng biên tập báo Sức khỏe đời sống, tờ báo chúng tôi đã từng có loạt bài viết "Giá thuốc ăn trên lưng bệnh nhân". Đây có thể coi là một trong những bài báo đầu tiên vén màn cho việc đấu thầu giá thuốc và trang thiết bị Y tế của Việt Nam thời kỳ đó. Chính từ những thông tin "độc quyền" này đã góp phần nào tạo nên một sự minh bạch về những" khoảng tối", góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế -xã hội, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 

Tôi nhớ, trong một lần đến thăm và làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: 

"Văn học, nghệ thuật tích cực phát hiện, cổ vũ cái mới, cái tốt đẹp, tiến bộ; biểu dương, nêu gương những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong lao động, học tập, rèn luyện, phấn đấu; phê phán thói hư, tật xấu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội. Lĩnh vực nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cũng có những chuyển biến rõ nét, góp phần tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam, đặc biệt là định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đã củng cố, xây dựng được đội ngũ các cây bút trẻ trong lý luận, phê bình; tham gia đấu tranh phản bác các khuynh hướng, hành vi sai trái, cực đoan, bảo vệ và phát triển đường lối văn hóa, văn học, nghệ thuật của Đảng". Do đó, một xã hội phát triển trong bất kì lĩnh vực nào cũng rất cần sự giám sát, đó chính là những mong mỏi không chỉ đối với những nhà văn, giới văn nghệ sĩ... mà còn là cả của toàn dân, toàn xã hội.

                                                                                                                                   Nhà văn Lê Thấu

Nhóm PV

Bạn đang đọc bài viết "Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và siêu nhà thầu quen mặt" tại chuyên mục ÂM NHẠC. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 247hoặc gửi về địa chỉ email (thoibaovhnt@gmail.com).